Sáng mùng 5/9, hơn 20 triệu học sinh cả nước đã đến trường khai giảng năm học mới 2022-2023. Như vậy, sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thì giờ đây tiếng trống lại vang lên, sân trường rộn ràng tiếng nói cười, những ánh mắt bỡ ngỡ, lạ lẫm của các em học sinh lớp 1 vì thầy cô mới, bạn bè mới, trường lớp mới trong ngày khai giảng. Ngay cả ở những điểm trường vùng cao xa xôi - những nơi vẫn chưa có điện và nước sạch, bữa ăn chưa đủ, học sinh đồng bào dân tộc vẫn háo hức chào đón năm học mới.
Chứng kiến không khí náo nức của thầy và trò các nhà trường bước vào năm học mới 2022- 2023, chúng ta cũng không khỏi xúc động. Trải qua hai năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chương trình học của các em học sinh nhiều lần bị gián đoạn, ngày mùng 5/9 năm nay, cả nước mới có ngày khai trường đúng nghĩa. Thế mới thấy "điều bình thường" ấy thật đáng quý!
Giữa niềm vui, niềm hân hoan, náo nức chào đón năm học mới của mỗi em học sinh trong ngày tựu trường, và các hoạt động của mỗi nhà trường trong ngày lễ đầy ý nghĩa này vẫn còn đó nhiều điều đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Được biết, với tinh thần tổ chức lễ khai giảng ngắn gọn, tiết kiệm và trang trọng nhiều nhà trường cũng đã giảm bớt các thủ tục lễ tân, hướng các hoạt động trong ngày khai giảng tới chủ thể chính là học sinh.
Tuy nhiên, ở một số nơi, vẫn còn quan tâm nhiều đến các nghi thức như: vẫy cờ, đồng diễn, đón tiếp đại biểu... hơn là việc tổ chức những trò chơi dân gian, những bài hát truyền thống về mái trường thầy cô, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước. Vẫn có những bài diễn văn dài chủ yếu kể về thành tích năm qua và cơ sở vật chất của nhà trường mà quên việc gieo vào tâm hồn mỗi học trò niềm tin, niềm hy vọng và khát khao được học tập.
Để ngày khai giảng năm học mới thực sự có ý nghĩa nhân văn và là ngày hội đến trường của học sinh, mỗi nhà trường cần chủ động xây dựng chương trình lễ khai giảng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm vừa trang trọng, ngắn ngọn, vừa mang ý nghĩa giáo dục; trong đó, học sinh chính là trung tâm để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tạo niềm vui, sự thân thiện và khơi lên trong tâm hồn các em sự hiếu học. Đặc biệt, các nhà trường cần chú ý đến các đối tượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật… để có những biện pháp giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện kịp thời để các em được hưởng trọn niềm vui đến trường ngay từ những ngày học đầu tiên.
Thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) lần thứ tư năm 2025, sáng 15/4, Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam đã tổ chức trao tặng báo, tạp chí cho Thư viện thôn Vực Trại Nhuế (xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm).
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri các địa phương trong tỉnh. Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hà Nam tiếp xúc cử tri tại thị trấn Tân Thanh (huyện Thanh Liêm); đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại phường Châu Cầu (TP Phủ Lý).
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.