Được biết, từ vụ xuân 2021, Sở NN & PTNT triển khai Đề án Phát triển dịch vụ mạ khay, máy cấy giai đoạn 2020 – 2023. Theo đó, trên địa bàn tỉnh xây dựng 3 mô hình mạ khay, cấy máy và 4 mô hình trình diễn cấy máy. Các mô hình trình diễn có tổng diện tích 100 ha, mỗi mô hình 25 ha tại huyện Kim Bảng, Bình Lục và thị xã Duy Tiên. Theo đề án, các tổ dịch vụ mạ khay, cấy máy được hỗ trợ 50% chi phí mua máy gieo mạ và 25 nghìn khay nhựa gieo mạ; hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón, thuốc BVTV cho các mô hình trình diễn. Thực tế các địa phương tham gia đề án đều đạt và vượt được yêu cầu đề ra. Nổi bật, HTXDVNN Tân Sơn (Kim Bảng) thực hiện mô hình trình diễn đã quy hoạch vùng và mở rộng diện tích lúa cấy máy lên đến 50 ha, gấp 2 lần kế hoạch... Hiệu quả bước đầu của đề án là động lực mới giúp phát triển và nhân rộng mô hình cấy máy trong những vụ tới.
Cùng với triển khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụ mạ khay, máy cấy giai đoạn 2020 – 2023, rất cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc đưa cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng. Điều này được thể hiện rõ nét tại huyện Kim Bảng trong việc chỉ đạo các địa phương xây dựng mô hình cấy máy. Do vậy, toàn huyện có 8 xã đã áp dụng cấy máy, chiếm 50% tổng số xã, thị trấn có diện tích gieo cấy (trừ thị trấn Ba Sao). Quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thấy được ưu điểm của lúa cấy máy mang lại. Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ đủ mạnh trong việc đầu tư mua máy cấy, máy gieo mạ khay…
Theo cơ chế của tỉnh đang triển khai thực hiện theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND ngày 24/5/2011 của UBND tỉnh Ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 và các quyết định điều chỉnh, bổ sung, mỗi xã xây dựng nông thôn mới được mua 3 máy cấy với mức 50% và không quá 40 triệu đồng/máy. Nhưng với thực tế hiện nay để mở rộng diện tích cấy máy thì nhu cầu máy cấy đòi hỏi phải nhiều hơn. Cùng với đó, nguồn kinh phí mua máy cấy cao hơn do chủ yếu phải mua máy của hãng Kubota (Nhật Bản) để phát huy được hiệu quả hoạt động trên đồng ruộng. Đồng thời cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXDVNN, giúp thúc đẩy việc đưa máy cấy vào đồng ruộng. Thực tế cho thấy, tại những nơi mở rộng được diện tích lúa cấy máy đã thể hiện rõ được vai trò của HTXDVNN trong khâu tổ chức, điều hành sản xuất.
Theo đánh giá xu thế phát triển của các phương thức gieo cấy, hình thức cấy thủ công ngày càng thu hẹp. Trong khi đó lúa gieo thẳng đang được áp dụng rộng rãi với trên 50% tổng diện tích gieo cấy của tỉnh. Tuy nhiên, gieo thẳng có nhiều hạn chế, người dân mất công dặm tỉa sau khi gieo, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, năng suất không cao… Phương thức cấy máy có hiệu quả cao với nhiều ưu điểm nổi trội. Đó là, cấy máy giúp giải phóng sức lao động, góp phần bảo vệ môi trường do sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, giảm được 30% số lần phun. Cấy lúa bằng máy ít bị tác động bộ rễ nhanh phát triển hơn sau khi cấy, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao dẫn đến năng suất cao hơn các hình thức gieo cấy khác.
Quan tâm mở rộng diện tích lúa cấy máyKỳ 2: Nông dân vẫn chưa mặn mà Chúng ta còn nhớ năm 1960, Bác Hồ đã đích thân lội ruộng dùng thử máy cấy thủ công kiểu Nam Ninh của Trung Quốc tại Trại thí nghiệm thuộc Sở Nông - Lâm Hà Nội. Lúc ấy chiếc máy cấy đã cho năng suất gấp khoảng 15 người cấy bằng tay, làm dấy lên mơ ước về chuyện giải phóng đôi bàn tay và cái lưng của những nông dân ngàn đời trồng lúa nước… Và thực tế 60 năm qua, cấy lúa bằng máy được đánh giá rất ưu việt. Tuy nhiên, máy cấy vẫn chưa thay được những bàn tay cấy lúa. |
Quan tâm mở rộng diện tích lúa cấy máyViệc đưa máy cấy lúa vào hoạt động trên một số cánh đồng ở một số địa phương đã góp phần giúp bà con nông dân cải thiện chất lượng hạt thóc; đồng thời hỗ trợ xuống giống đồng loạt để kịp lịch thời vụ, giảm chi phí, giải quyết lao động... |
Từ thực tế của một số nơi đã sử dụng máy cấy ổn định như ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Sử dụng máy cấy lúa sẽ đem lại nhiều cái lợi cho nông dân. Bà con có thời gian chuẩn bị đất chu đáo hơn từ 10 - 15 ngày trong thời gian làm mạ, quản lý được chất lượng mạ để bảo đảm điều kiện cấy. Bên cạnh đó, còn kiểm soát được cỏ dại, ốc bươu vàng; cây lúa ít bị sâu bệnh, đổ ngã; tiết kiệm phân bón, thuận tiện thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp… Điều quan trọng nhất là chất lượng hạt giống đồng đều, hạt gạo có thể cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Máy cấy lúa sử dụng mạ cây, cấy được 7 hàng, mỗi hàng cách nhau 25cm. Ưu điểm của máy là dễ di chuyển dưới ruộng cũng như trên bờ, thao tác đơn giản. Trong 2 giờ có thể cấy 1 ha lúa, tốn từ 5 - 6 lít dầu. Nhờ tính năng vượt trội nên mạ được cấy bằng máy thường bén rễ, phục hồi nhanh và phát triển tốt hơn so với cách cấy truyền thống. Cỏ, ốc bươu vàng cũng ít gây hại nên trước mắt làm lợi cho nông dân khoảng 300.000 - 400.000 đồng/công. Sử dụng máy cấy giúp nhà nông giảm lượng giống gieo sạ đáng kể. Nếu như gieo sạ thường phải dùng từ 150 - 200 kg/ha thì máy cấy lúa chỉ cần 50 kg/ha. Chi phí so với gieo sạ cũng giảm 2 triệu đồng xuống còn 15 triệu đồng/ha. Quan trọng hơn là dùng máy cấy lúa còn giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nông dân hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Vì vậy, ở những nơi đó bà con nông dân chỉ mong vụ nào cũng có máy cấy lúa sử dụng để giảm công lao động, tăng năng suất và lợi nhuận. (Nguồn Báo Thanh Niên) Ngoài ra, máy cấy còn giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động khi vào thời vụ, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung, làm quen với tính chuyên môn hóa các khâu dịch vụ, giảm dần theo tập quán... Được coi đây là nền tảng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vì sản phẩm có giá trị cao thì tính chuyên môn hóa và dịch vụ càng cao.
Như vậy, cần nhận thấy việc phát triển máy cấy trên đồng ruộng là hướng đi phù hợp trong giai đoạn phát triển mới khi lao động nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Giải quyết và tháo gỡ những khó khăn, hạn chế là điều kiện để nhân rộng diện tích cấy máy của các địa phương, hướng tới trở thành một trong những hình thức gieo cấy chủ lực của mùa vụ, góp phần sớm giải phóng đôi bàn tay và cái lưng của những nông dân ngàn đời trồng lúa nước.
Chiều 16/5, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác bảo đảm TTATGT quý I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia; các thành viên Ủy ban ATGT quốc gia; đại diện các bộ, ban, ngành liên quan. Dự, chủ trì tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh; đại diện Ban ATGT tỉnh và một số sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
"Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới" là chủ đề Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 30 diễn ra sáng 16/5, tại Hà Nội do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6-2025).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 16/5, Quốc hội thảo luận ở tổ cho ý kiến về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nam thảo luận ở tổ 16.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.