kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch Covid - 19

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch Covid - 19

Các địa phương cần có kịch bản, phương án cho công tác phòng chống dịch Covid-19 để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, không để bị động, luống cuống khi có dịch; triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm phục vụ tốt nhất, hiệu quả công tác truy vết…

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống Covid  19
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nam

Đây là  phát  biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19  do Bộ Y tế tổ chức với các địa phương trong sáng 19 tháng 2. Tại điểm cầu Hà Nam, đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nhận định tình hình dịch bệnh Covid -19 đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng, GS-TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Dịch bệnh đang tiếp tục phức tạp với các biến chủng mới xuất hiện. Việt Nam đã trải qua một cái Tết an lành, nhưng vẫn có một số địa phương phải căng mình với công tác phòng, chống dịch như Hải Dương, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai… Chủng mới lần này từ Anh, có tốc độ lây lan nhanh hơn, mạnh hơn đến 70% nên chỉ trong một thời gian ngắn, số người mắc Covid-19 ở các tỉnh tăng cao. Thời gian bùng phát dịch đúng vào dịp Tết nên diễn biến của dịch bệnh càng phức tạp hơn.

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống Covid  19
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam

Từ 25/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận 755 trường hợp; đã có nhiều biến chủng mới. Chỉ riêng 7 ngày Tết, cả nước có 204 trường hợp mắc tại 7 tỉnh, thành phố. Tại Hải Dương có 5 ổ dịch lớn, nhiều ca mắc tại cộng đồng cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý, các địa phương không được chủ quan, lơ là, không nên nghĩ dịch không xảy ra trên khu vực của mình là không có dịch. Trong tư tưởng, trong kế hoạch và trong hành động, các địa phương cần xác định dịch có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào.

Đồng thời, các địa phương cần có kịch bản, có phương án cho công tác phòng chống dịch Covid-19  để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống, không phải bị động, luống cuống khi có dịch. Kịch bản cho vấn đề cách ly, giãn cách theo quan điểm của Bộ là triệt để, đưa các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm dịch ra khỏi cộng đồng.

Các địa phương xem xét, xác định địa điểm để chuẩn bị cho công tác cách ly, đảm bảo các điều kiện hậu cần, y tế sau đó. Nêu cao vai trò của quân đội trong tổ chức cách ly, nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về cách ly.

Hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống Covid  19
Điểm cầu Hà Nam theo dõi chỉ đạo của Bộ Y tế

Đặc biệt, các địa phương phải chuẩn bị thật tốt các phương án xét nghiệm và kịch bản xét nghiệm nhiều  hơn. Coi khoanh vùng rộng, lấy mẫu nhanh, phong tỏa trên diện hẹp là cách phù hợp nhất để ngăn chặn nguồn lây. Cùng đó, chuẩn bị tốt các phương án điều trị, đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay.

Các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 28 của Chính phủ; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm và giám sát sức khoẻ; rà soát, truy vết thần tốc, nhất là những người đi từ vùng dịch. Tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt phải được lấy mẫu xét nghiệm, kể cả có biểu hiện nhẹ cũng làm nhằm giám sát dịch hiệu quả.

 Bộ Y tế đã liên tục thông báo theo từng thời điểm để các địa phương biết, xử lý ổ dịch, trong đó có việc nhập khẩu vắcxin. Mục tiêu của Bộ Chính trị là tất cả người dân Việt Nam được tiêm phòng Covid-19. Bộ Y tế đã có Tờ trình Bộ Chính trị, Chính phủ về việc nhập khẩu Vacsxin, ước tính trong năm 2021, số liều được sử dụng tiêm cho nhân dân khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng nói: "Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều.

Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác như Pfizer, Moderna, Nga.. một số nước khác để có thêm vắc xin".

Để nhanh chóng có vắc xin, Bộ Y tế thực hiện cơ chế cấp phép thần tốc, trong 5 ngày,  sẽ phải thực hiện tất cả các quy trình về rà soát hồ sơ, dữ liệu về lâm sàng, chất lượng vắc xin để cấp phép sớm trên tinh thần giảm thiểu tối đa dịch vụ hành chính.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương, Sở Y tế hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm  nhằm phục vụ hiệu quả công tác truy vết như: Vietnam Health, Ncovi, Declaration, Bluezone được khuyến cáo sử dụng để khai báo y tế trên cơ sở mã QR - Code. 

Theo Bộ trưởng, để phục vụ tốt hơn cho truy vết, điều tra dịch tễ, trong ngày hôm nay Bộ Y tế sẽ đưa vào vận hành hệ thống khai báo y tế bản mới qua QR code, dựa trên hồ sơ sức khoẻ trên 97 triệu dân. Trong đó Bộ Y tế yêu cầu, tất cả cơ sở y tế trên cả nước phải dán QR code tại tất cả điểm ra vào để người dân, bệnh nhân dễ dàng khai báo.

Giang Nam

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy