Sáng 16/12, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đại diện lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Tại hội nghị, Hội đồng Lý luận Trung ương đã nêu một số vấn đề lý luận về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đánh giá kết quả thực hiện chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, định hướng hoàn thiện chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TW trong 10 năm qua đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống chính sách xã hội cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo quyền an sinh của người dân theo Hiến pháp 2013. Các chính sách xã hội được thực hiện toàn diện từ trung ương đến địa phương. Đời sống của nhân dân trên khắp các vùng, miền, mọi thành phần, dân tộc đều được nâng lên là tiền đề và điều kiện cơ bản để đảm bảo an sinh xã hội, an ninh con người và phát triển con người, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Phát triển với mục tiêu vì con người đã mang lại những thay đổi vượt bậc của Việt Nam, chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam ngày càng tiến bộ. Điểm số HDI, Việt Nam tăng từ 0,48 năm 1990 lên 0,71 năm 2020, Việt Nam được chuyển từ nhóm trung bình lên nhóm “các quốc gia phát triển con người cao”, đứng ở vị trí 117/189 quốc gia; Việt Nam cũng xếp thứ hạng cao về chỉ số vốn nhân lực (HCI) chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Các thành tựu nổi bật đã đem lại niềm tin và sự hài lòng của người dân, khẳng định tính ưu việt của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, một số chính sách xã hội vẫn còn hạn chế, chậm được cải thiện. Chính sách xã hội chưa bao phủ hết đối tượng,...; chênh lệnh mức sống giữa vùng miền, đối tượng còn cao. Chất lượng lao động và việc làm thấp, thị trường lao động chậm phát triển, qui mô lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp và phi chính thức còn cao, mức tiền lương bình quân của người lao động còn thấp. Giảm nghèo chưa bền vững,... Phạm vi bao phủ của BHXH đến nay vẫn còn thấp... Độ bao phủ của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên vẫn còn hạn chế (3,5% dân số),... Bảo hiểm y tế còn đơn điệu,...
Về định hướng hoàn thiện chính sách xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 dựa trên 5 quan điểm chủ yếu: Thực hiện chính sách xã hội chăm lo cho người dân,...Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển;...Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội bao trùm, toàn diện, bền vững;...Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện và hiện đại,...Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách xã hội tương xứng khả năng, điều kiện phát triển kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp và người dân. Xuất phát từ các quan điểm và mục tiêu trên, định hướng hoàn thiện các chính sách xã hội chủ yếu được đề xuất...
Các tỉnh ủy, thành ủy địa phương cũng tham luận nhiều ý kiến, nêu lên những thành tựu đạt được, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW. Đại biểu các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia về phát triển xã hội cũng phát biểu nêu nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp về định hướng hoàn thiện chính sách xã hội...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định, qua 10 năm thực hiện cho thấy nghị quyết đi vào cuộc sống, được nhân dân tiếp nhận, mang lại kết quả to lớn. Tuy nhiên trong thực hiện cũng còn những tồn tại, vướng mắc, bất cập,...Cần chú ý nhiều hơn trong xây dựng chính sách mới, các giải pháp về thể chế,... Đồng chí cũng đồng tình với các giải pháp, nhất là các giải pháp về nhận thức, đánh giá cao các kiến nghị... Các ý kiến của các đại biểu sẽ là cơ sở để Ban chỉ đạo Trung ương bổ sung, hoàn thiện báo cáo, xác định các vấn đề trọng tâm cần triển khai thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đỗ Hồng