kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Tàu đổ bộ tư nhân Mỹ ngừng hoạt động trên Mặt Trăng

Tàu đổ bộ tư nhân Mỹ ngừng hoạt động trên Mặt Trăng

Tàu đổ bộ Odysseus chìm vào giấc ngủ kéo dài trong đêm Mặt Trăng do cạn nhiên liệu nhưng vẫn có khả năng hoạt động trở lại sau 3 tuần nữa.

Tàu đổ bộ tư nhân Mỹ ngừng hoạt động trên Mặt Trăng
Odysseus bị gãy 1 - 2 chân do tiếp đất quá mạnh. Ảnh: Intuitive Machines

Công ty Intuitive Machines tắt tàu vũ trụ tự động Odysseus hôm 29/2 trước khi đêm Mặt Trăng lạnh cóng bắt đầu. Trước đó 7 ngày, tàu đổ bộ hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời Odysseus trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt Trăng và phương tiện đầu tiên của Mỹ đạt thành tựu như vậy từ sau nhiệm vụ Apollo năm 1972, theo Space. Tuy nhiên, hoạt động tắt máy có thể chỉ là một giấc ngủ ngắn đối với tàu đổ bộ. Steve Altemus, giám đốc điều hành kiêm nhà đồng sáng lập Intuitive Machines, hy vọng có thể đánh thức con tàu sau khoảng 3 tuần nữa.

Odysseus phóng hôm 15/2 trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX, bắt đầu hành trình tới Mặt Trăng. Tàu vũ trụ dài 4,3 m tới quỹ đạo Mặt Trăng hôm 21/2 và hạ cánh một ngày sau gần Malapert A, miệng hố cách cực nam khoảng 300 km. Hoạt động hạ cánh được đánh giá là thành công nhưng không suôn sẻ.

Vài giờ trước khi tiếp đất, đội phụ trách nhiệm vụ phát hiện máy đo xa bằng laser của Odysseus, thiết bị cung cấp dữ liệu về độ cao và tốc độ theo phương ngang cho tàu khi hạ thấp dần, không hoạt động. Vì vậy, họ tìm ra một cách khắc phục bằng việc sử dụng thiết bị thử nghiệm LIDAR (radar xuyên đất) mà NASA đặt trên tàu. Đây là một trong 6 kiện hàng bay trên tàu Odysseus theo hợp đồng trị giá 118 triệu USD trong chương trình Commercial Lunar Payload Services (CLPS) của NASA. CLPS hướng tới thúc đẩy các tàu đổ bộ tư nhân của Mỹ đưa thiết bị khoa học của NASA lên Mặt Trăng. Mục tiêu chính là hỗ trợ chương trình Artemis nhằm thiết lập căn cứ có người ở gần cực nam Mặt Trăng vào cuối thập niên 2020.

Ngoài ra, Odysseus cũng chở 6 kiện hàng tư nhân khác trong nhiệm vụ mang tên IM-1, trong đó có mẫu vật vật liệu cách nhiệt Steve Altemus của công ty Columbia Sportswear. Một kiện hàng tư nhân khác là EagleCam, hệ thống camera do nhóm sinh viên ở Đại học hàng không Embry-Riddle chế tạo. Theo kế hoạch, EagleCam sẽ được triển khai từ Odysseus trong lúc hạ độ cao hôm 22/2 để chụp ảnh hoạt động từ mặt đất. Tuy nhiên, đội phụ trách nhiệm vụ quyết định giữ EagleCam trên tàu khi hạ cánh do vấn đề định vị. Cuối cùng, EagleCam được triển khai hôm 28/2, nhưng không thể gửi ảnh chụp về Trái Đất trước khi tàu ngừng hoạt động.

Vấn đề định vị cũng góp phần vào việc tiếp đất kém trơn tru của Odysseus. Tàu vũ trụ hạ thấp nhanh hơn một chút so với kế hoạch. Nó tiếp xúc với sườn đất dốc khá mạnh, bị gãy 1 - 2 chân và đổ nghiêng về một bên. Tư thế này khiến đội phụ trách khó liên lạc với tàu Odysseus, và tàu đổ bộ gặp khó khăn trong việc thu thập ánh sáng Mặt Trời cần thiết để duy trì hoạt động trong môi trường Mặt Trăng khắc nghiệt. Tuy nhiên, con tàu vẫn đạt mốc thời gian vận hành khoảng một tuần như ước tính của Intuitive Machines. Bất chấp các vấn đề, cả Intuitive Machines và NASA đều coi nhiệm vụ của Odysseus là một thành công. NASA đã thu được dữ liệu từ cả 5 thiết bị hoạt động trên tàu.

Theo vnexpress.net

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy