Theo dự báo mới của IDC, chi tiêu của các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho cơ sở hạ tầng điện toán đám mây được dự báo sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2024 trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) hai chữ số là 15,7%. Còn tại Việt Nam, theo dự báo của Statista, giá trị thị trường dịch vụ đám mây tại Việt Nam sẽ đạt mức 291 triệu USD vào năm 2024, tốc tăng trưởng kép hàng năm trên 10%.
Blockchain
Vào năm 2024, công nghệ blockchain được dự báo sẽ tích hợp nhiều hơn với điện toán đám mây. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tiềm năng của blockchain trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động, tính bảo mật và tính minh bạch. Khoản đầu tư gia tăng này được củng cố bởi sự phát triển của nền tảng Blockchain-as-a-Service (BaaS). Các giải pháp dựa trên đám mây này hỗ trợ doanh nghiệp tạo và triển khai các ứng dụng blockchain mà không yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng blockchain phức tạp.
Thông qua việc làm cho công nghệ blockchain dễ tiếp cận hơn với các cá nhân và doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có sự thay đổi trong cách các công ty tiếp cận chiến lược kinh doanh và công nghệ trong năm mới.
Internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (IoT) là mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau. Thông qua internet, các thiết bị này có thể chia sẻ thông tin và ứng phó với các tình huống cụ thể mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Lĩnh vực này hiện đang phát triển nhanh chóng và khi IoT phát triển, việc tích hợp các hệ thống với điện toán đám mây trở nên quan trọng hơn.
Cho dù đó là lưu trữ và xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu theo thời gian thực hay tích hợp máy học và AI, việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây vào IoT đang cách mạng hóa cách xử lý và sử dụng dữ liệu. Nền tảng đám mây cung cấp khả năng mở rộng vô song, khả năng xử lý dữ liệu lớn và bảo mật nâng cao thúc đẩy sự đổi mới trong các ngành.
Điện toán biên
Vào năm 2024, các doanh nghiệp có thể mong đợi việc áp dụng điện toán biên nhiều hơn trong kiến trúc đám mây. Điện toán biên là quá trình tính toán dữ liệu gần nguồn tạo dữ liệu hơn là lưu trữ dữ liệu ở một trung tâm dữ liệu ở xa. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu xử lý theo thời gian thực, chẳng hạn như thiết bị IoT hay xe tự lái. Kiến trúc đám mây truyền thống đã được chứng minh là có hạn chế do độ trễ, giới hạn băng thông và lượng dữ liệu được tạo ra quá lớn. Điều đó cho thấy, điện toán biên sẵn sàng biến đổi tương lai của điện toán đám mây thông qua việc giảm độ trễ và tối ưu hóa băng thông.
Điện toán xanh
Trong những năm gần đây, có nhiều cuộc tranh luận chung quanh việc đám mây thực sự xanh đến mức nào. “Điện toán đám mây xanh” có vẻ sẽ kết hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu. Ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây giảm lượng khí thải carbon thông qua việc sử dụng phần cứng máy chủ tiết kiệm năng lượng và các phương pháp làm mát cải tiến.
Khi ngày càng có nhiều công ty áp dụng chiến lược điện toán đám mây xanh, bối cảnh điện toán đám mây sẽ chuyển dịch đáng kể sang các hoạt động có trách nhiệm với môi trường.
Điện toán đám mây “make in Vietnam”
Để duy trì tính cạnh tranh và tối ưu trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tìm tới các giải pháp điện toán đám mây trong nước với nhiều ưu điểm nổi trội: Tốc độ truy cập cao (do lợi thế về khoảng cách địa lý), hỗ trợ 24/7 cả những ngày nghỉ và lễ Tết, tiết kiệm chi phí với những gói dịch vụ được điều chỉnh phù hợp dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Là một trong những giải pháp điện toán đám mây “make in Vietnam” đầu tiên được cung cấp trên thị trường, VNPT cloud mang đến cho doanh nghiệp bộ giải pháp hoàn chỉnh với các công cụ tốt nhất để quản lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu. Bằng ưu thế về giải pháp công nghệ cùng đội ngũ chuyên gia hỗ trợ giàu kinh nghiệm, VNPT Cloud là giải pháp điện toán đám mây toàn diện dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, đồng hành hỗ trợ quá trình tích hợp đám mây với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo đà bùng nổ doanh thu trong năm mới 2024.
Theo nhandan.vn