kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định

Đây chính là một trong những giải pháp mang tính then chốt cần tập trung thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu đổi mới chất lượng giáo dục toàn diện, bền vững. Theo đó, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ giáo viên (cả về số lượng và chất lượng), những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng đội ngũ vừa hồng, vừa chuyên; đồng thời chủ động giải quyết những khó khăn phát sinh về thiếu giáo viên, góp phần ổn định đội ngũ cho từng năm học.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn địnhXây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn địnhNâng cao năng lực, trình độ giáo viên

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đến hết năm học 2023- 2024, toàn tỉnh có 10.471 giáo viên các cấp học (trong đó, có 3.497 giáo viên mầm non, 3.137 giáo viên tiểu học, 2.607 giáo viên THCS và 1.230 giáo viên THPT). Đánh giá chung về đội ngũ cho thấy, nhìn chung, đội ngũ giáo viên của tỉnh ta có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh chính trị, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo và có tinh thần học tập tích cực để nâng cao nhận thức, trình độ, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định
Dạy học trong điều kiện học sinh đông nhưng giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong (Phủ Lý) luôn nỗ lực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng.

Về trình độ chuyên môn đào tạo, đến nay, cơ bản giáo viên các cấp đã đạt chuẩn, trong đó tỉ lệ trên chuẩn khá cao với xấp xỉ 57% ở cấp mầm non, 1,22% ở cấp tiểu học, 96,1% ở cấp THCS và 28,04% ở cấp THPT. Hằng năm, căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp, tỉ lệ giáo viên xếp loại năng lực khá, tốt ở mức cao, hầu hết giáo viên các cấp học đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong từng năm học.

Xác định đội ngũ là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới và phát triển giáo dục toàn diện, bên cạnh việc triển khai thực hiện nhiều chính sách hoàn thiện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường, trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ, nhất là đội ngũ giáo viên luôn được đặt lên hàng đầu. Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã làm tốt công tác tham mưu và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tất cả các giáo viên có nhu cầu, nguyện vọng học tập nâng cao trình độ đều được tạo điều kiện cho tham gia đầy đủ.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định

Đặc biệt, trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018, thực hiện đổi mới giáo dục, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý càng được quan tâm hơn. Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Ngành luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, năng lực; đổi mới hình thức, phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học Chương trình GDPT 2018; có các giải pháp phù hợp để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định. Việc triển khai lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo đối với giáo viên các cấp học được thực hiện từ năm 2021; số lượng giáo viên được cử đi đào tạo bảo đảm lộ trình, kế hoạch đề ra. Toàn ngành phấn đấu đến năm 2025, bảo đảm 99,9% giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo có bằng tốt nghiệp đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng đã tích cực chỉ đạo tổ chức chương trình hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cấp tỉnh đầu năm học cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy các môn học với chuyên đề nội dung thiết thực như xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy, kiểm tra đánh giá, khai thác, sử dụng SGK và tài liệu dạy học tham khảo đối với các môn học và hoạt động giáo dục của từng lớp ở tất cả các cấp học. Tại các trường học trên địa bàn tỉnh, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn được duy trì nền nếp và đánh giá đạt hiệu quả tích cực, khắc phục tính hình thức trong sinh hoạt chuyên môn những năm trước đây, tạo thêm cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và tích lũy kỹ năng sư phạm, kỹ năng giáo dục học sinh cần thiết cho giáo viên. Bên cạnh đó, những cuộc thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức thường niên là một “sân chơi” tích cực, thu hút đông đảo giáo viên các cấp học tham gia. Hàng trăm giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi các cấp mỗi năm học đã phần nào khẳng định chất lượng đội ngũ hiện nay.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định
Giáo viên các cấp học tích cực tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi để nâng cao trình độ và khẳng định mình.

 Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên lâu nay cũng trở thành một trong những mục tiêu quan trọng được các cấp, ngành và nhiều địa phương khác tập trung thực hiện. Theo đó, trên cơ sở bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đối với giáo dục, các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm xây dựng nhiều chính sách cho phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn, định hướng cho ngành giáo dục những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phục vụ đổi mới phương pháp dạy học và đạt các tiêu chí về chuẩn ở mức độ cao. Thực tế cho thấy, thông qua việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, năng lực dạy học cũng như năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của đội ngũ được cải thiện rõ nét, góp phần quan trọng cho sự phát triển giáo dục của địa phương.

Tăng cường đạo đức nhà giáo

 Những năm qua, toàn ngành đã và đang nỗ lực thực hiện đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong đó, giáo viên chính là những người trực tiếp triển khai, thực hiện những yêu cầu đổi mới này. Để góp phần giúp đội ngũ giáo viên đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ GD&ĐT, thời gian qua, ngành Giáo dục tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là về lĩnh vực GD&ĐT. Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành; chú trọng tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đội ngũ về sự cần thiết phải đổi mới GD&ĐT; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định
Hằng năm, hàng trăm giáo viên các cấp học được công nhận Giáo viên dạy giỏi.

Cùng với đó, ngành còn rất coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đội ngũ; yêu cầu các nhà trường, các cơ sở giáo dục phải thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên không ngừng học tập, trau dồi tư cách đạo đức và triển khai thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Căn cứ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn các chức danh quản lý, nội quy, quy chế làm việc, quy định về đạo đức nhà giáo… ngành đã có sự đánh giá thường xuyên chất lượng đội ngũ với các yêu cầu cao về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng và hiệu quả công tác, có biện pháp ngăn chặn những biểu hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo; vận động đội ngũ nhà giáo tích cực thực hiện các cuộc vận động do ngành phát động và triển khai thực hiện nhiều năm qua như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”...

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn địnhNăm học 2024- 2025 và các năm tiếp theo, Sở GD&ĐT Hà Nam tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, nhằm tạo chuyển biến hành vi theo chuẩn mực đạo đức của đội ngũ nhà giáo. Từ đó, phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên; kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không đủ phẩm chất, năng lực, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ toàn ngành.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn địnhXây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định

Thực tế ở tỉnh ta cho thấy, mặc dù quy mô trường lớp nhỏ nhưng số học sinh luôn có xu hướng tăng, có năm tăng đột biến. Cùng với đó, ở tại một số đơn vị trường học có quy mô nhỏ, giáo viên các môn ít giờ như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học… không đủ định mức giờ dạy nhưng có trường lại thiếu, thậm chí không có giáo viên bộ môn đó. Trong khi định mức biên chế đã được cân đối trên cơ sở quy mô của từng địa bàn các huyện, thành phố nên đã làm nảy sinh tình trạng thừa-thiếu giáo viên cục bộ. Tuy nhiên, do số lượng giáo viên thuộc diện thừa tại các cấp học không nhiều nên tình trạng thừa giáo viên ở tỉnh ta không phức tạp và có thể kiểm soát.

Khó khăn đặt ra nhiều hơn, cần có biện pháp giải quyết tích cực hơn chính là tình trạng thiếu giáo viên. Những năm học trước đây, hầu như ở cấp học nào cũng để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, thậm chí có cấp học thiếu giáo viên trầm trọng như cấp mầm non. Có năm, toàn tỉnh thiếu tới cả nghìn giáo viên các cấp; trong đó, chủ yếu là giáo viên cấp THCS, tiểu học và mầm non. Mặc dù, được sự quan tâm, vào cuộc từ nhiều phía trong tổ chức thi tuyển viên chức ngành giáo dục cho các cấp học nhưng trên thực tế, do nhiều nguyên nhân nên tình trạng thiếu giáo viên vẫn là nỗi lo của các nhà trường, cấp học và ngành giáo dục trong mỗi năm học. Nhất là ở các địa bàn có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh như thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên luôn kéo theo sự gia tăng học sinh ở các cấp học. Mỗi năm học, các cấp học ở các địa phương này tăng tới hàng chục lớp học. Trong khi đó, tỉ lệ giáo viên cấp học mầm non mới đạt 1,96 giáo viên/lớp nhưng quy định phải đạt 2,2 giáo viên/lớp mẫu giáo và 2,5 giáo viên/nhóm trẻ nhà trẻ; cấp tiểu học mới đạt 1,3 giáo viên/lớp nhưng quy định phải đạt 1,5 giáo viên/lớp; cấp THCS đạt 1,78 giáo viên/lớp nhưng quy định phải đạt 1,9 giáo viên/lớp; cấp THPT đạt 2,13 giáo viên/lớp nhưng quy định phải đạt 2,25 giáo viên/lớp. Như vậy, so với định mức, các cấp học hầu như đều thiếu giáo viên… Cùng với số giáo viên thiếu thực tế, ngành Giáo dục sẽ còn khó khăn hơn khi trong mỗi năm học có thêm hàng trăm giáo viên nghỉ thai sản và nghỉ hưu theo chế độ. Đây sẽ là những áp lực cho ngành và các nhà trường trong việc bố trí, sắp xếp, phân công giáo viên đứng lớp, bảo đảm có lớp và học sinh thì phải có giáo viên.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn địnhTrước thực tế này, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các trường rà soát quy mô trường lớp, không tách lớp, có thể để lớp vượt quá sĩ số khoảng 5 học sinh/lớp theo quy định đối với trường thiếu giáo viên, thiếu phòng học; hạn chế nhận học sinh ngoại tuyến ở các trường đang thiếu giáo viên, thiếu phòng và sĩ số học sinh/lớp đã đông. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc biệt phái giáo viên ở những trường còn dư một số tiết sang các trường còn thiếu số tiết ở môn đó so với định mức; biệt phái giáo viên dạy liên cấp tiểu học- THCS đối với các môn chuyên biệt như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học; kịp thời tiếp nhận giáo viên ở nơi khác về ngay khi có giáo viên nghỉ hưu hay xin nghỉ việc; tăng cường hợp đồng giáo viên đối với những vị trí chưa tuyển dụng được viên chức và có tính đến việc hợp đồng thỉnh giảng với người có trình độ chuyên môn phù hợp với môn giảng dạy, kể cả giáo viên đã nghỉ hưu, giáo viên đang công tác ở các đơn vị khác muốn làm thêm.

Các nhà trường cân đối phân công giáo viên dạy tăng giờ; điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có theo hướng môn nào có đủ giáo viên thì bố trí dạy trước, môn nào chưa có giáo viên tạm thời chưa bố trí thời khóa biểu, khi nào có giáo viên được bổ sung thì dạy sau, hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình thêm cả 2 tuần dự phòng của năm học. Có những đơn vị phải thực hiện phân công phó hiệu trưởng đứng lớp giảng dạy trong điều kiện còn thiếu giáo viên hoặc dạy thay giáo viên nghỉ thai sản, ốm đau… Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp tình thế, khắc phục tạm thời khó khăn. Do đó, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có được đội ngũ giáo viên ổn định, đáp ứng tốt cả chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu, giúp các nhà trường chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn định
Tuy số lượng giáo viên thiếu nhiều nhất trong các cấp học nhưng giáo viên mầm non lại có tỉ lệ đào tạo chuẩn và trên chuẩn cao nhất.

Để giúp ngành giáo dục và các nhà trường từng bước giải được bài toán thiếu giáo viên, bên cạnh việc tiếp tục tham mưu Chính phủ, các bộ, ngành trung ương thực hiện Quyết định số 71-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị- xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, bổ sung số lượng giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông… ngành Giáo dục tích cực tham mưu với UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục. Chủ trương này của tỉnh đã kịp thời tạo điều kiện cho các địa phương ổn định quy mô trường lớp giáo dục, khắc phục những bất cập về chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, quản lý giáo dục mầm non thời gian qua, tạo tâm lý phấn khởi để đội ngũ này yên tâm công tác. Bên cạnh đó, căn cứ theo nhu cầu thực tế, trước năm học mới 2024- 2025, các địa phương đã chủ động xây dựng phương án đề xuất với UBND tỉnh về việc hợp đồng giáo viên trong chỉ tiêu biên chế với số lượng và quy định tiêu chuẩn, cơ cấu, chủng loại môn học cụ thể. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện việc rà soát lại tình hình đội ngũ và nhu cầu thực tế của các địa phương để sớm có chỉ đạo phù hợp nhằm ổn định đội ngũ giáo viên cho năm học này và những năm tiếp theo.

Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên chất lượng và ổn địnhVề phía ngành giáo dục, do bám sát được nhu cầu thực tế về cơ cấu bộ môn để xây dựng kế hoạch tuyển dụng nên sau mỗi kỳ tuyển dụng giáo viên được tổ chức, nỗi lo và áp lực thiếu giáo viên đã giảm đi rất nhiều. Cơ cấu giáo viên theo môn dần được điều chỉnh qua các kỳ tuyển dụng, đến nay đã cơ bản khắc phục được tình trạng bất hợp lý về giáo viên giữa các môn ở các cấp học. Đồng thời, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thực hiện: Thanh Hà
Thiết kế: Đức Huy

www.baohanam.com.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy