kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Theo các ngành chức năng, những hành vi xâm hại quyền của NTD phổ biến hiện nay là kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thực hiện niêm yết giá bán và không bán hàng theo giá niêm yết... Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe NTD. Trên thực tế, do tâm lý e ngại, sợ va chạm, phiền hà, mất thời gian đi lại nên NTD chưa thực hiện khiếu nại, khiếu kiện khi quyền lợi của mình bị xâm hại. Bên cạnh đó, do nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa hiểu biết về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD để có thể tự bảo vệ mình. Đó cũng là lý do khiến cho các hành vi xâm hại quyền của NTD vẫn diễn ra, nhất là ở các vùng nông thôn.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngCác đối tượng thường lợi dụng những thời điểm nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa tăng cao như dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu,  địa bàn nông thôn, vùng xa trung tâm, các khu công nghiệp tập trung đông công nhân lao động để buôn bán hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không bảo đảm chất lượng. Điều này được thể hiện rõ ở kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm của các ngành chức năng. Cụ thể, trong giai đoạn 2019-2024, qua công tác thanh, kiểm tra, các sở, ngành chức năng như Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý gần 10.000 lượt tổ chức, cá nhân với số tiền phạt gần 22 tỷ đồng vì có hành vi xâm hại quyền của NTD như: buôn bán hàng giả, hàng nhái,  nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm…

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh khẳng định: Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, triển khai thực hiện Chỉ thị số 30, hằng năm, đơn vị đều chủ động xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh, mở các đợt cao điểm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nắm bắt tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các địa bàn, lĩnh vực quản lý nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi NTD. Từ năm 2019 đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tiến hành kiểm tra 9.945 vụ, phát hiện và xử lý trên 7.600 vụ vi phạm với số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 17,3 tỷ đồng.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Nhiều băng rôn tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được treo tại các tuyến phố lớn của thành phố Phủ Lý.

Các hành vi xâm phạm quyền của NTD càng phổ biến hơn khi hình thức kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát nhanh, bưu chính... ngày càng phát triển mạnh. Một số nhóm đối tượng lợi dụng phương thức kinh doanh này để thực hiện hành vi gian lận thương mại, mua bán hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Dù các ngành chức năng, địa phương đã tăng cường giải pháp quản lý nhưng hoạt động buôn bán trên các website thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả. Việc rao bán tràn lan với các thông tin quảng cáo sai sự thật về công dụng của hàng hóa, nhất là các sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích, sức khỏe của NTD.

Trước thực trạng trên, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai tới phòng chức năng, đội trực thuộc  văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh về lĩnh vực thương mại điện tử; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cử cán bộ tham gia đầy đủ các chương trình, hội nghị về tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử do Bộ Công thương, Tổng Cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngVề kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động thương mại điện tử, riêng trong 10 tháng năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện, xử lý 6 đơn vị vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 116 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu bị xử lý là buôn bán hàng giả trên môi trường internet; không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng; không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngVới 7 chương, 80 điều, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2023 có nhiều điểm mới, trong đó quy định rõ hơn về quyền của NTD. Theo đó, NTD được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản; bảo vệ thông tin cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. Bên cạnh chính sách đã được hoàn thiện, sửa đổi, để công tác bảo vệ quyền lợi NTD được thực thi có hiệu quả trong thực tế, thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống. Cùng với đó, phát huy thế mạnh không gian mạng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của NTD; tư vấn để NTD có thể tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; thực hiện công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm cho NTD biết để tránh, thậm chí tẩy chay những đối tượng làm ăn theo phương thức chộp giật, thiếu văn hóa trong kinh doanh thương mại.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Sở Công thương tập huấn cập nhật quy định mới trong các hiệp định thương mại tự do cho doanh nghiệp.

Thực tế, những năm qua, tỉnh Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD bằng nhiều hình thức; trong đó, đặc biệt tập trung trong tháng cao điểm hưởng ứng “Ngày Quyền của NTD Việt Nam (15/3)”. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chuyên đề, chuyên mục, tin, bài, phóng sự tuyên truyền về nội dung này cũng tăng cả về số lượng, chất lượng, thời lượng phát sóng, trong đó chú trọng tuyên truyền về Chỉ thị số 30 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30; Chương trình hành động số 26-CTr/TU, ngày 26/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;  Kế hoạch số 1180/KH-UBND, ngày 4/5/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3)”, “Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4)”, “Tháng Khuyến m ại tập trung quốc gia -Vietnam Grand Sale”, “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngKết quả, trong giai đoạn 2019-2024, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã phát sóng trên 600 tin, bài tuyên truyền liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD; tuyên truyền lồng ghép nội dung Chỉ thị số 30 và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào các chuyên mục: Hội nhập và Phát triển; Xây dựng nông thôn mới; Pháp luật và đời sống. Trên kênh phát thanh, 5 năm qua đã sản xuất gần 250 tin, 200 phóng sự tuyên truyền, định hướng cho người dân về chất lượng, giá cả hàng hóa… Trong giai đoạn này, trên trang thông tin điện tử tổng hợp của tỉnh cũng đã đăng tải trên 400 tin, bài, duy trì chuyên trang “Pháp luật” thường xuyên cập nhật tin, bài tuyên truyền về Chỉ thị số 30. Báo Hà Nam  đăng tải hơn 400 tin, bài, ảnh thông tin về tình hình cung – cầu hàng hóa; giá cả thị trường; các chương trình khuyến mại, giảm giá… của các đơn vị, doanh nghiệp để người dân nắm bắt, tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời. Công an tỉnh thực hiện đăng tải trên 100 lượt tin bài phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về quyền lợi NTD trên trang thông tin điện tử Công an tỉnh. Từ năm 2019 đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh cũng đăng trên 250 tin, bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trên trang thông tin điện tử của Cục và Tổng Cục Quản lý thị trường. Cùng với đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh còn treo trên 300 băng rôn tuyên truyền về việc không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ tại các huyện, thị xã, thành phố; phát trên 15.000 tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ cho NTD...

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngXác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, hằng năm, Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Hà Nam phối hợp với Sở Công thương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm của nhà nước liên quan đến chất lượng, nhãn mác hàng hóa, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, kinh doanh hàng hóa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của Ngày Quyền của NTD Việt Nam; nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc bảo vệ lợi ích của NTD. Đồng thời, tích cực tuyên truyền các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền NTD trên website của Sở Công thương, của tỉnh và trên các pano, áp phích…

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Ông Nguyễn Anh Năng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD tỉnh Hà Nam cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 30, công tác tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn tỉnh đã được các địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện tốt. Đến nay, cơ bản người dân, thương nhân và cơ quan quản lý nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh đã có những hiểu biết nhất định về chỉ đạo của Trung ương đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD được thực hiện nghiêm túc và có sự chuyển biến tích cực so với trước đây. Trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi NTD trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nhằm đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong việc tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi NTD, những năm qua, Sở Công thương đã kêu gọi, vận động các doanh nghiệp tham gia hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam, Ngày Thương hiệu Việt Nam, Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday, trọng tâm là khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại nhằm tri ân NTD. Bên cạnh đó, triển khai đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thương mại treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày Quyền của NTD Việt Nam tại các vị trí trung tâm, khách thường xuyên ra vào.

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngTheo thống kê, trong giai đoạn 2019-2024, trung bình mỗi năm, Sở Công thương tiếp nhận và giải quyết trên 20.000 bộ hồ sơ thông báo, đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại với tổng giá trị giải thưởng lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ông Lê Văn Phòng, quản lý siêu thị Lan Chi (thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân) cho biết: Để các hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD diễn ra thuận lợi, ngoài những nỗ lực của cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp cần phải nhận thức tốt trách nhiệm của mình và có chính sách bảo vệ quyền lợi NTD. Hiểu rõ điều đó, thời gian qua, ngoài việc “chạy” liên tục các chương trình khuyến mại, giảm giá, Lan Chi còn quan tâm làm tốt việc tự kiểm soát và sàng lọc nguồn hàng để có thêm nhiều địa chỉ tin cậy, giúp người tiêu dùng mua thực phẩm sạch, an toàn. Chính sách mà Lan Chi luôn hướng tới là thực hiện đúng các quy định pháp luật về thông tin, ghi nhãn, bảo đảm an toàn, cung cấp thông tin đúng, đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng.

Được biết, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho NTD, ngay sau khi Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 889) được ban hành, tỉnh Hà Nam đã có các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 889. Trong đó, tập trung vào việc nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; phát triển hệ thống phân phối bền vững... Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

 

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
Đông đảo người tiêu dùng mua sắm hàng khuyến mại tại Trung tâm thương mại GO! Hà Nam.

Từ thực tiễn có thể thấy, hiện nay, các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế… trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét trong nhận thức đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD. Nổi bật là việc thực thi trách nhiệm về bảo vệ thông tin của NTD; không cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ không đúng sự thật; thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật, không bảo đảm chất lượng, hàng hóa hết hạn sử dụng; đổi, trả sản phẩm khi bị lỗi; tăng thời gian bảo hành cho sản phẩm; bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm miễn phí; có chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng lâu năm; tiếp nhận và giải quyết thỏa đáng khiếu nại của NTD. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung…

Quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùngTheo ông Hoàng Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD là nghĩa vụ, và là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần phải có biện pháp trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật về bảo vệ NTD cho cán bộ, nhân viên, trước hết là bộ phận chăm sóc khách hàng, thực hiện bảo hành hàng hóa, giải quyết khiếu nại… Với những việc làm cụ thể, thiết thực, cả 3 phía gồm cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân sẽ nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ quyền lợi của NTD, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, văn minh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thực hiện: Nguyễn Oanh

Thiết kế: Đức Huy

www.baohanam.com.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy