“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và những giải pháp tạo bước đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã duy trì nghiêm lịch tiếp công dân cũng như siết chặt việc chấp hành quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn trong các phiên tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC định kỳ, đột xuất.

Đã thành một thông lệ tích cực, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động bố trí lịch công tác phù hợp để chủ trì phiên tiếp dân vào ngày 10 và 20 hằng  tháng. Với cấp cơ sở, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp chủ trì phiên tiếp dân vào thứ năm hằng tuần; những ngày còn lại trong tuần đều bố trí một phó chủ tịch UBND trực, chủ trì giải quyết những vấn đề mà công dân kiến nghị, đề xuất.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo
Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc với bí thư các huyện, thị, thành ủy, thủ trưởng một số cơ quan liên quan về tình hình, kết quả công tác tiếp dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị, tố cáo của công dân, ngày 15/4/2022. Ảnh: Trương Dũng

Đánh giá về “nếp” hành chính tích cực này, đồng chí Ngô Văn Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Khê, Lý Nhân khẳng định: Chỉ với một việc làm tưởng chừng đơn giản vậy thôi nhưng hiệu ứng mang lại đối với công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở rất tích cực, đa chiều và rõ nét. Trước hết, với cơ quan hành chính địa phương, đây là minh chứng cụ thể, sinh động thể hiện không khí dân chủ, tính minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả, đúng với nội dung mô hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”. Với đội ngũ CBCCVC sẽ phải chú tâm thực hiện chu toàn chức trách, nhiệm vụ, bố trí công việc khoa học, hợp lý để dành thời gian tiếp dân, đối thoại, tham gia giải quyết KNTC.

Về phía công dân cũng sẽ ghi nhận, phấn khởi, tin tưởng hơn trước không khí dân chủ, minh bạch của cơ quan hành chính, trước tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ của đội ngũ CBCCVC, từ đó giải tỏa những áp lực, bức xúc không đáng có, và quan trọng hơn là nhận thức rõ trách nhiệm chấp hành quy định của pháp luật cũng như trách nhiệm tham gia góp ý xây dựng chính quyền.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Qua triển khai thi hành Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo kết hợp đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện mô hình “chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”, nét chung nhất hiện nay trong hoạt động tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC là trách nhiệm công khai, minh bạch những thông tin liên quan đã được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. 100% điểm tiếp dân của UBND và cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn đều thực hiện niêm yết công khai: lịch tiếp dân, danh sách cán bộ lãnh đạo chủ trì, cán bộ đại diện các ban, ngành tham gia tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC. Điều này giúp cho việc xác định rõ hơn chức trách, nhiệm vụ của từng cấp, ngành, đoàn thể và cá nhân CBCCVC được phân công phụ trách, từng bước triệt tiêu tình trạng đùn đẩy, né tránh việc tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC.

Bày tỏ sự tin tưởng, phấn khởi về “điểm cộng” nổi bật trong tác phong chuyên nghiệp, phục vụ của cơ quan hành chính công, ông Nguyễn Văn Bình (Tổ phố Ba Nhất, thị trấn Tân Thanh, Thanh Liêm) cho biết: Tại phòng tiếp dân, hoặc bộ phận một cửa trụ sở UBND thị trấn, UBND huyện đều niêm yết công khai danh sách CBCCVC trực tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC hoặc đơn thư kiến nghị, phản ánh, công dân đến liên hệ không phải mất công tìm hỏi. Đặc biệt, những văn bản về chính sách, pháp luật liên quan đến công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC cũng như một số lĩnh vực người dân quan tâm (quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, chính sách đền bù GPMB, chính sách ưu đãi người có công…) đều được niêm yết công khai, giúp người dân dễ tiếp cận, cập nhật, qua đó hiểu rõ, nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành và hợp tác thực hiện.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáoNhận thức đúng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC là một trong những giải pháp quan trọng, thiết thực góp phần rèn giũa phương pháp, trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm công tác, qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả thực thi công vụ của CBCCVC các cấp, ngành, địa phương.

Theo đồng chí Đào Đình Trường, Chánh Văn phòng Thanh tra tỉnh Hà Nam, thực tế không ít trường hợp công dân do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên đã mang đơn phản ánh, kiến nghị, KNTC đến không đúng cấp, ngành có thẩm quyền; nội dung đơn thư có khi chưa phù hợp từ nội dung đến thể thức văn bản. Và như vậy, CBCCVC trực tiếp phụ trách công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC phải có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn công dân từ cách viết đơn đến quy trình gửi đơn theo đúng quy định. Ở mức độ cao hơn, thông qua tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, đội ngũ CBCCVC trực tiếp phụ trách còn phải khéo léo lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, từ đó tự giác chấp hành và hợp tác giải quyết vấn đề, vụ việc.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Trao đổi xung quanh vấn đề này, đồng chí Lê Quý Ba, Bí thư Đảng ủy xã Bồ Đề, huyện Bình Lục cho biết: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, đội ngũ CBCCVC các cấp phải thường xuyên chủ động quán triệt và tự giác thực hiện nghiêm chức trách, nhiệm vụ được giao. Học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cầu thị, lắng nghe sự đánh giá, đóng góp ý kiến của tổ chức, cá nhân trong tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, rút ra kinh nghiệm, biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, xây dựng phong cách gần gũi, tận tâm phục vụ nhân dân.

Trong tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, mỗi CBCCVC phải thực hiện nghiêm phương châm: “5 biết” (biết nghe dân nói; biết nói dân hiểu; biết làm dân tin; biết xin lỗi; biết cảm ơn) và “3 thể hiện” (thể hiện sự tôn trọng; thể hiện sự văn minh; thể hiện sự gần gũi), tổ chức tốt việc phục vụ nhân dân khi đến giải quyết công việc hành chính; đổi mới lề lối tác phong làm việc theo hướng thân thiện, gần gũi, vì nhân dân phục vụ trên tinh thần "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân". Mặt khác, chủ động thực hiện chu đáo, đúng quy định lịch tiếp công dân, tổ chức đối thoại, giải quyết KNTC.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Riêng với cán bộ lãnh đạo, ngoài trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện còn phải sâu sát thực tế, chủ động, kịp thời nắm chắc tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân; kịp thời góp ý, điều chỉnh những việc làm chưa được, chưa kịp thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến nhân dân của CBCCVC. Cùng với đó, lắng nghe, tiếp thu và có hành động thiết thực khi công dân phản ánh những việc làm chưa tốt, chưa hài lòng của CBCCVC và cá nhân mình. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như hiệu quả thực thi công vụ của CBCCVC, hướng tới tạo dựng, hoàn thiện nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả và mô hình “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Lắng nghe, cập nhật kịp thời, giải quyết thấu đáo những ý kiến, kiến nghị chính đáng, hợp pháp thông qua duy trì lịch tiếp và đối thoại với công dân là việc làm được cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các địa phương trong tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện có hiệu quả. Qua đó, nhiều vấn đề người dân phản ánh, kiến nghị về tâm tư, nguyện vọng cũng như những vướng mắc, bất cập trong thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, định hướng phát triển của địa phương đã được phát hiện, giải quyết kịp thời, góp phần nhân lên không khí phấn khởi, củng cố niềm tin của người dân đối với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền.

Tuyến đường dân sinh nối từ quốc lộ 1A vào thôn Cổ Động (Thanh Hải, Thanh Liêm) vốn nhỏ hẹp, lại đi qua trường học, có nhiều lều quán bán hàng, vừa gây cản trở, mất an toàn trong lưu thông, vừa không phù hợp về cảnh quan môi trường của cơ sở giáo dục và khu dân cư theo tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu. Vừa qua, nhờ thực hiện tốt công tác gặp gỡ, đối thoại gắn với tuyên truyền, vận động nên vấn đề từng tồn tại, gây bức xúc nhiều năm ở đây đã được tháo gỡ. Các hộ dân có liên quan đã đồng loạt ký cam kết tự tháo dỡ toàn bộ lều quán bán hàng, trả lại mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường và chỉnh trang không gian khu vực trường học, điểm dân cư.

Theo đồng chí Trần Văn Thắm, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải, thực hiện đúng quy định công tác tiếp dân, sâu sát nắm chắc tình hình, kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục, sẵn sàng đối thoại cởi mở với người dân để tìm tiếng nói chung… là giải pháp căn cốt nhất để tháo gỡ khó khăn, giải tỏa vướng mắc phát sinh trong thực tế đời sống cơ sở.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Với thị xã Duy Tiên, để công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC đạt hiệu quả thiết thực, Thường trực Thị ủy chỉ đạo MTTQ phối hợp với HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội nắm chắc tình hình dư luận xã hội, tổng hợp ý kiến, kiến nghị, phản ánh của nhân dân theo từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền... Trên cơ sở tổng hợp đầy đủ, chính xác ý kiến nhân dân, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phân công cơ quan chức năng có liên quan chuẩn bị nội dung báo cáo, giải trình, trả lời ngay tại hội nghị tiếp dân, đối thoại.

Đồng chí Trịnh Thị Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Duy Tiên cho biết: CBCCVC, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC là nhiệm vụ hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Thông qua tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và đội ngũ CBCCVC không chỉ nắm bắt kịp thời, đầy đủ tâm tư, nguyện vọng, băn khoăn, vướng mắc của nhân dân mà còn có thể thông qua đó thông tin, tuyên truyền, vận động, giải thích để nhân dân hiểu rõ, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an sinh của thị xã, từ đó, tăng cường sự đồng thuận, nhất trí trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Thông qua tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền còn có điều kiện tiếp nhận, nắm bắt chính xác ý kiến của nhân dân về chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, yếu kém, nâng cao tính chuyên nghiệp, phục vụ của cơ quan hành chính.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Với huyện Kim Bảng, kinh nghiệm thực tế thời gian qua cho thấy ở đâu cán bộ đứng đầu cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chủ động thực hiện tốt công tác tiếp dân, đối thoại, lắng nghe ý kiến nhân dân, ở đó quá trình giải quyết những mâu thuẫn, bất cập sẽ sớm tìm ra giải pháp dung hòa giữa lợi ích tập thể với cá nhân, giữa chính sách, pháp luật nhà nước với quyền, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Với tinh thần hướng về cơ sở, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cùng với duy trì nghiêm việc tiếp dân theo lịch, đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện và các xã, thị trấn trong huyện đã tổ chức 65 hội nghị đối thoại với đại diện các tầng lớp nhân dân.

Ông Hoàng Chí Thiện (Đồng Lạc, Đồng Hóa, Kim Bảng) cho biết: Tại các phiên tiếp dân, đối thoại, tiếp xúc cử tri…, CBCCVC từ huyện đến xã đều có mặt sớm, chủ động thăm hỏi, tạo không khí gần gũi với công dân; khi làm việc luôn chú ý lắng nghe, ghi chép, tiếp thu, giải đáp thỏa đáng, thấu tình, đạt lý từng vấn đề. Với những vấn đề chưa rõ, cần thời gian điều tra, xác minh, hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết... thì nghiêm túc tiếp thu, trả lời bằng văn bản hoặc yêu cầu, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục giải quyết, qua đó tạo sự tin tưởng, phấn khởi, đồng thuận trong nhân dân.

“Lợi ích kép” từ thực hiện tốt việc tiếp dân đối thoại giải quyết khiếu nại tố cáo

Như vậy, có thể thấy “lợi ích kép” mang lại từ thực hiện nghiêm túc, đúng quy định công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết KNTC, đó là phát hiện, xử lý sớm những hạn chế, yếu kém, bất cập, vướng mắc trong thực tế đời sống; tạo cơ hội, môi trường rèn luyện tích cực để nâng cao trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm công tác cũng như chất lượng, hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ CBCCVC, hướng tới tạo dựng, hoàn thiện một nền hành chính công thực sự minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ./.

Nội dung: Thế Vĩnh

Ảnh: Trần Ích, Thế Vĩnh, Hân Hân, Trương Dũng

Thiết kế: Quốc Khánh

www.baohanam.com.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy