kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Bảo tàng Đồng quê: Công trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo và đặc sắc

Bảo tàng Đồng quê: Công trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo và đặc sắc

Với những ai từng sinh ra và lớn lên ở nông thôn, nếu một lần đến Bảo tàng Đồng quê chắc hẳn sẽ có cảm giác bâng khuâng, lưu luyến trước hàng vạn hiện vật từng tồn tại, gắn bó với đời sống của cư dân nông nghiệp. Đến Bảo tàng Đồng quê là một sự trải nghiệm đầy thú vị trước không gian văn hóa nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của một nông thôn Việt Nam thu nhỏ qua các thời kỳ lịch sử.

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc

Tấm lòng của nhà giáo

Nghe nhiều người nói về Bảo tàng Đồng quê suốt chục năm qua, cuối cùng tôi cũng có dịp về thăm. Chuyến đi có cả người già, trẻ em, nam thanh nữ tú, đến gần 20 người. Đường vào Bảo tàng ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định dễ đi, thoáng đãng hơi biển, gió phi lao dạt dào đưa về.

Những đứa trẻ thành phố vừa đặt chân đến cổng Bảo tàng đã ồ lên sung sướng vì quang cảnh quá tự nhiên, có gì đó giống như quê ngoại. Trong khi mọi người vào trong nhà Bảo tàng chiêm ngưỡng các hiện vật được trưng bày, tôi đi vòng quanh, tìm chủ nhân.

Một người phụ nữ gần 70 vận áo nâu bà ba, đầu đội nón, ngồi hong lá gai. Những người phục vụ ở đây giới thiệu đó là bà Ngô Thị Khiếu, vợ của Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Chỉ huy trưởng đơn vị Công binh Hải quân T3, Tư lệnh Binh chủng Công binh.

So với tuổi gần 70, bà Khiếu trông trẻ, khỏe hơn. Bà làm việc cần mẫn, nhanh nhẹn cùng với mọi người. Ngồi nói chuyện một lúc về những thứ quà quê bà đang làm, bà bảo: “Khách về đây nhất định phải có thứ quà gì mang đi hay thưởng thức chứ! Bánh gai này chẳng hạn. Chúng tôi tự trồng cây gai, chuối lấy lá và tự tay làm bánh. Du khách có thể xem các công đoạn làm bánh, ăn thử tại chỗ …”.

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bà Ngô Thị Khiếu cùng với người em nhặt lá gai chuẩn bị phơi, chế biến bánh gai.

Trời nắng như lửa, gió từ biển đưa vào làm cho không khí đỡ oi nồng hơn. “Giao Thủy là nơi giao thoa đất trời, sông, biển, đất lành, người dân sống hiền hòa. Chúng tôi chọn về quê để sống vì thế…” – Bà Ngô Thị Khiếu kể.

Bà bảo, hai ông bà đều là con của nhà giáo, sau này bà làm nghề dạy học, ông phục vụ trong quân đội. Họ cùng quê, cùng cảnh, dễ cảm thấu, yêu thương nhau, kết duyên. Cả hai có một điểm chung thích cuộc sống thanh bình, đạm bạc, yêu nông thôn Việt Nam. Vì thế, trong suốt quá trình sống và làm việc, hai vợ chồng luôn sưu tầm những hiện vật, đồ vật gắn bó với đời sống cư dân nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2009, nhân dịp về quê dự lễ khánh thành trường mầm non của xã ở thôn Bỉnh Di, ông bà có ý định mua 1 sào đất để xây dựng khu văn hóa truyền thống nhằm làm thư viện, kiêm trưng bày hiện vật đã sưu tầm, phục vụ bà con quê hương. Ý tưởng đó đã được địa phương chấp thuận, tạo điều kiện giao cho khu đất hơn 5.000 m2 với hình thức cho thuê để xây dựng.

Bà nói: “Lúc đầu ý định xây dựng nhỏ, phục vụ phạm vi quê hương Giao Thủy. Trong quá trình xây dựng được rất nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ về tinh thần, vật chất, ngày công, truyền hình, báo chí đưa tin và Bảo tàng Đồng Quê đã được ra đời.”

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Những nếp nhà xưa được tái hiện trong không gian của Bảo tàng.

Tái hiện không gian văn hóa nông thôn Việt Nam

Đi thăm một lượt Bảo tàng, được chiêm ngưỡng các nếp nhà quê, những cây trồng, vật nuôi, những nông cụ, công cụ của nông dân thế kỷ trước, tái hiện cuộc sống thôn dã mà lòng thư thái. Đến 2 phòng trưng bày các đồ vật, hiện vật với chủ đề “Cây lúa với đời sống sinh hoạt của cư dân đồng bằng Bắc bộ” và “ Đời chiến sĩ” mới thấy công sức sưu tầm, tích lũy hiện vật, đồ vật của chủ nhân thực sự bền bỉ, công phu. Phải yêu nông thôn Việt Nam vô cùng mới có thể tái hiện một đời sống xã hội nông thôn trải dài hàng thế kỷ, từ phong kiến đến thời đại Hồ Chí Minh phong phú.

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Khu trưng bày các hiện vật "Đời chiến sỹ": Mô hình quần đảo Trường Sa, những hiện vật gắn với cuộc đời của Anh hùng LLVT Thiếu tướng Hoàng Kiền.

Cách đây ít lâu, Giáo sư Hoàng Chí Bảo về thăm, bất ngờ với những gì có ở đây. Ông đã ghi lại cảm nhận của mình: “Bảo tàng Đồng quê là một công trình văn hóa- lịch sử rất độc đáo và đặc sắc. Đặc biệt, bảo tàng tái hiện lại không gian văn hóa nông thôn Việt Nam thể hiện: NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN- NÔNG DÂN  mà người Trung Quốc gọi là TAM NÔNG. Chắc chắn Bảo tàng Đồng quê sẽ phát triển lâu dài, nếu được Đảng và Chính phủ quan tâm, sẽ là một địa chỉ văn hóa thu hút khách trong nước và quốc tế”.

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc

 Một vị giáo sư người Pháp đến tham quan lần thứ 2 đã viết lưu bút tại Bảo tàng: "Một trong những bảo tàng về nghệ thuật và truyền thống dân tộc mà tôi chưa từng được thấy. Một trong những bảo tàng đầy đủ nhất, giới thiệu về những ngôi nhà, hiện vật, hoạt động rất chi tiết, rất dễ chịu, những cổ vật bằng đồng, bằng gốm sứ thực sự là những bảo vật quốc gia để cho những người trẻ Việt Nam hiểu hơn về truyền thống văn hóa dân tộc".

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Những nông cụ, đồ vật gắn với đời sống cư dân nông thôn Việt Nam.

Bà Khiếu nói với chúng tôi: Tới đây, mọi người không chỉ tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể mà còn có thể tham gia trải nghiệm di sản văn hóa phi vật thể. Trong thư viện của Bảo tàng có trên 300 cuốn sách nấu ăn của những đầu bếp nổi tiếng như: bà Vân Đài, bà Quốc Việt, bà Phan Long, ông Nguyễn Tuân,  Vũ Bằng...Cán bộ, nhân viên của bảo tàng vừa nghiên cứu  những tác phẩm nổi tiếng đó, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống của gia đình, của địa phương vừa gìn giữ, vừa phát huy giá trị văn hóa ẩm thực đồng quê như sản xuất nước mắm, nước tương, mắm tôm, miến dong, làm bánh gai, bánh khúc, rượu nếp quê, cơm quê vv... Sản phẩm của bảo tàng đều làm từ những cây trồng vật nuôi của địa phương, một phần đang được nuôi trồng ngay tại bảo tàng.

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Nhân viên bảo tàng chuẩn bị các món ăn phục vụ khách.

Mỗi năm, bảo tàng phải dùng, tiêu thụ khoảng trên 30 tấn lúa của nông dân địa phương. Bà Khiếu chia sẻ thực lòng: “ Mảng ẩm thực vừa giúp cho du khách được thưởng thức hương vị tự nhiên của đồng quê, vừa giúp cho bảo tàng có một phần kinh phí để hoạt động. Hiện nay, nhu cầu trải nghiệm ẩm thực đồng quê ngày càng tăng“.

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Mỗi ngày, Bảo tàng Đồng quê đón từ 500-700 lượt khách.

Hiện nay, Bảo tàng Đồng quê có khoảng 10 ngàn hiện vật và hầu hết là hiện vật gốc. Cùng với đó là các di sản văn hóa được lưu giữ hàng ngàn năm của ông cha ta sáng tạo ra, như những công trình khoa học, nghệ thuật, mỹ thuật thể hiện trong những ngôi nhà cổ, những bộ sưu tập đặc biệt là kỹ thuật đúc đồng, kỹ thuật canh tác, thích ứng với tự nhiên, nghệ thuật ăn, ở, canh tác, sinh hoạt.

Sau 10 năm hoạt động, tổng số kinh phí đầu tư xây dựng bảo tàng lên tới hơn chục tỷ đồng, trong đó nguồn kinh phí được xã hội ủng hộ là trên 4 tỷ đồng. Bảo tàng Đồng quê đã đón trên 250.000 lượt khách tới thăm quan, trải nghiệm. Từ đây, du khách có thể tiếp tục hành trình du lịch thăm quan vườn quốc gia Xuân Thủy, Nhà lưu niệm Trường Chinh, bãi tắm Thịnh Long, đồng muối Bạch Long.... của Nam Định.

Một số hình ảnh khác tại Bảo tàng: 

Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bảo tàng nấu rượu nếp quê làm quà cho du khách.
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Một góc nhà trưng bày: “Cây lúa với đời sống sinh hoạt của cư dân đồng bằng Bắc bộ”
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Nếp nhà nông thôn Việt Nam xưa.
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Nhiều hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng.
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Có khá nhiều hiện vật cổ bằng đồng trong Bảo tàng.
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Và các loại tiền, các mệnh giá tiền các thời kỳ lịch sử của Việt Nam...
Bảo tàng Đồng quê  Công trình văn hóa – nghệ thuật độc đáo và đặc sắc
Cổng vào Bảo tàng Đồng quê.

Giang Nam

Bình luận bài viết

Bình luận

  •  Hải An
    6 tháng trước

    Đẹp quá. Báo Hà Nam hãy quay lại Nam Định và ghé thăm các làng cổ thêm nhé, làng Hành Thiện, làng Ngọc Tiên, làng Hoành Nha, cầu Ngói Chùa Lương, Cổ Chất - Cự Trữ, làng Dịch Diệp,...

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy