Người cao tuổi với công nghệ số

Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, việc người cao tuổi nhanh nhạy, nắm bắt các kỹ năng, kiến thức để sử dụng công nghệ số là rất cần thiết, giúp ích nhiều trong cuộc sống và công việc hằng ngày, góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi số.

Ông Đàm Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Duy Tiên cho biết, tôi thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại thông minh trong công việc. Bản thân tôi hiểu rằng, công nghệ số trong cuộc sống hiện nay rất quan trọng, vì thế tôi luôn cố gắng học hỏi, nắm chắc các kỹ năng, thao tác để sử dụng các phần mềm công nghệ số.

Ông Trường nói: Sử dụng công nghệ số rất tiện lợi trong công việc. Các thông tin trao đổi, chỉ đạo điều hành,… hầu hết thông qua gmail, zalo, facebook. Những tiện ích tuyệt vời mà công nghệ số mang lại có thể kể đến như: Nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại,... Hiện tại, trên facebook có nhóm “Sao Vàng Hà Nam” hoạt động rất sôi nổi, có nhiều hiệu ứng tích cực đến công tác của hội cựu chiến binh các cấp. Tại đây, các thành viên đã đăng tải nhiều bài viết về truyền thống yêu nước, hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, gương người tốt việc tốt... Đặc biệt, nhiều hoạt động của hội các cấp trong toàn tỉnh đều tuyên truyền thông qua các bài đăng, tạo sự lan tỏa rộng khắp những việc làm tốt, thiết thực, ý nghĩa, nhân văn đến quần chúng nhân dân cũng như cộng đồng xã hội.

Năm nay hơn 70 tuổi, bà Trần Thị Phương, ở phường Trần Hưng Đạo, TP. Phủ Lý đã sử dụng công nghệ số và cho thấy trải nghiệm rất tuyệt vời. Chiếc điện thoại thông minh Iphone mà các con sắm cho để tiện việc liên hệ, hỏi thăm con cháu đã là niềm vui trong cuộc sống hằng ngày. Bà chia sẻ: Tôi có người con làm việc ở nước ngoài, vì cuộc sống mưu sinh, cháu ở xa nên ít có điều kiện về thăm, qua chiếc điện thoại mẹ con trò chuyện, chia sẻ, trao đổi tình hình gia đình, họ hàng qua phần mềm ứng dụng gọi zalo hình ảnh. Nhiều tiện ích mà cuộc gọi hình ảnh đem lại giúp mẹ con tôi được gần gũi nhau hơn, không cảm thấy xa cách về địa lý. Không chỉ vậy, tôi còn thường xuyên cập nhật internet, đọc báo, xem video trên youtube… để xem tình hình thời sự của đất nước và trên thế giới, tư vấn sức khỏe, chế độ dinh dưỡng đối với người cao tuổi.

Ông Đàm Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Duy Tiên sử dụng thành thạo máy tính trong công việc hằng ngày. Ảnh: Lê Tùng

Có thể nói, công nghệ số giúp mọi người được gần nhau hơn, trao đổi trò chuyện được dễ dàng, việc tiếp cận thông tin, hình ảnh, cập nhật mọi quá trình diễn ra như đi dự hội nghị tổng kết, đám cưới, họp lớp, sinh hoạt dân vũ... nhanh chóng được sẻ chia. Tại buổi tổng kết của CLB Facebook thơ Sông Nhuệ, các hội viên đa phần là người cao tuổi, nhưng các cô, các chú đều sử dụng thành thạo thiết bị máy tính, điện thoại thông minh. Cô Vũ Thị Vân Chính, hội viên CLB cho biết: Tất cả các hoạt động của CLB đều cập nhật, triển khai trên nhóm zalo, vì thế người cao tuổi như chúng tôi đều phải tự học hỏi, tiếp cận những kiến thức về công nghệ số. Khi có những tác phẩm thơ mới của các hội viên sáng tác, hoặc mọi hoạt động của nhóm đều được chúng tôi cập nhật để các thành viên CLB có thể nắm bắt. Cùng với đó, chiếc điện thoại thông minh còn giúp tôi truy cập internet để tìm hiểu các thông tin về dự báo thời tiết, thông tin thị trường, quét mã QRcode mua hàng online rất tiện lợi. Ngoài ra, trên điện thoại còn tích hợp thẻ CCCD, thẻ BHXH, BHYT, thẻ lương hưu… giúp người cao tuổi như chúng tôi giảm bớt các giấy tờ, thủ tục khi đi khám, chữa bệnh...

Ông Đàm Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Duy Tiên cho biết, tôi thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại thông minh trong công việc. Bản thân tôi hiểu rằng, công nghệ số trong cuộc sống hiện nay rất quan trọng, vì thế tôi luôn cố gắng học hỏi, nắm chắc các kỹ năng, thao tác để sử dụng các phần mềm công nghệ số.

Bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ số đem lại, không ít người cao tuổi cũng gặp phải khó khăn nhất định như thính giác, thị giác kém do tuổi cao, việc sử dụng máy tính, điện thoại nhiều cũng gây mỏi mắt... Ngoài ra, việc cập nhật, sàng lọc các thông tin trên internet cũng phải cẩn trọng, tránh bị lừa đảo bằng nhiều hình thức như: mua thực phẩm chức năng, tư vấn bán hàng, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng khác… khó phân biệt, nhận biết nên dễ bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo. Do đó, người sử dụng cần chắt lọc thông tin, lựa chọn những trang mạng chính thống, có uy tín để tham khảo, tìm hiểu hay chia sẻ với mọi người xung quanh.

Có thể thấy, công nghệ số đã mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người cao tuổi, giúp họ nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, không cảm thấy lạc hậu trong đời sống hiện đại. Quan trọng hơn công nghệ số còn là “sợi dây” gắn kết tình cảm gia đình, các mối quan hệ xã hội, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe.

Lê Dũng

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy