Với tổng số hơn 10.000 học sinh tốt nghiệp THCS mỗi năm, toàn tỉnh Hà Nam có hơn 70% học sinh vào học THPT, chỉ có xấp xỉ 12% học sinh tham gia học GDNN, còn lại là tham gia làm nghề truyền thống, làm nghề tự do và có sự tồn tại của một bộ phận học sinh tham gia vào thị trường lao động nhưng chưa qua đào tạo nghề.
Nguyên nhân của thực tế này đến từ nhiều phía. Trong đó, hầu hết các bậc cha mẹ học sinh đều có chung tâm lý mong muốn con mình đỗ được vào các trường THPT để sau này thuận lợi hơn khi có nhu cầu học cao hơn, không có nhu cầu cho con vào học trong các cơ sở GDNN. Không ít người còn cho rằng, học sinh sau tốt nghiệp THCS còn ít tuổi, chưa va vấp, tính tự lập kém, không thích hợp với việc tham gia học nghề sớm.
Đối với các nhà trường, hoạt động tư vấn học đường và tư vấn nghề cho học sinh THCS còn nhiều hạn chế; thiếu hệ thống thông tin về GDNN và định hướng PLHS sau THCS; thiếu cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, về ngành nghề đào tạo và các cơ sở đào tạo, về chính sách đối với người học và chính sách ưu đãi trong GDNN, về cơ hội tìm kiếm việc làm... Trong khi đó, học sinh còn khá thụ động trong việc tự đánh giá năng lực của bản thân, tìm hiểu ngành nghề để lựa chọn hướng đi, nghề nghiệp tương lai cho phù hợp.
Không có được những thuận lợi như hệ THPT, các hệ đào tạo khác phải đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực để có thể làm tốt công tác tuyển sinh, thu hút học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học. Đối với hệ GDTX, nhiều năm nay, các Trung tâm GDNN-GDTX chịu sự yếu thế hơn hẳn về tuyển sinh khi các trường đại học, cao đẳng có rất nhiều ngành nghề đào tạo cùng các chính sách hấp dẫn thu hút người học. Hơn thế, với những khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu giáo viên, việc tuyển sinh của các trung tâm GDNN-GDTX bị hạn chế rất nhiều. Vai trò của hệ thống các trung tâm GDNN-GDTX trong tham gia thực hiện PLHS sau tốt nghiệp THCS chưa được khẳng định đúng mức.
Đối với các cơ sở GDNN, theo đánh giá chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh chưa thực sự đạt chất lượng, hiệu quả như mong muốn. Hầu hết các cơ sở thực hiện dạy nghề chưa sát với thực tế và nhu cầu của thị trường lao động, chưa tiệm cận được với yêu cầu đào tạo nghề cho thị trường lao động, giáo trình dạy nghề còn nặng về lý thuyết chưa cân xứng với thực hành, chưa đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp. Do nhiều nguyên nhân, một bộ phận học sinh tốt nghiệp GDNN chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, khó tìm được việc làm, hoặc làm việc không đúng với ngành nghề và trình độ được đào tạo khiến các cơ sở GDNN kém hấp dẫn và khó thu hút học sinh vào học, gây khó khăn trong việc PLHS sau tốt nghiệp THCS.
Để nâng cao hơn hiệu quả công tác PLHS sau tốt nghiệp THCS cần có những giải pháp tích cực hơn. Theo đó, các ngành, các cấp và các nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của việc PLHS sau tốt nghiệp THCS đối với cha mẹ học sinh và bản thân học sinh để từng bước thay đổi tư duy học theo năng lực, nhu cầu của học sinh. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai hoạt động tư vấn học đường và tư vấn nghề cho học sinh THCS, tăng cường thông tin về GDNN và định hướng PLHS sau THCS; cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, ngành nghề đào tạo, về chính sách đối với người học trong các cơ sở GDNN và phối hợp dự báo về xu hướng của thị trường lao động. Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ và cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để các trung tâm GDNN-GDTX phát triển, đáp ứng yêu cầu học văn hóa, học nghề của học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Đối với hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, cần linh hoạt, chủ động thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo theo yêu cầu thực tế, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn trong tham gia xây dựng, điều chỉnh chương trình; tham gia giảng dạy về kỹ năng, tiêu chuẩn nghề nghiệp phù hợp yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDNN, đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, tăng quy mô tuyển sinh, nâng cao chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo bám sát yêu cầu của thị trường lao động. Nâng dần tỉ lệ thu hút học sinh lớp 9 vào học nghề qua việc duy trì và mở rộng mô hình đào tạo 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng, góp phần gia tăng lực lượng lao động đã qua đào tạo có tay nghề tốt.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Chiều 22/11, tại sân bóng đá cỏ nhân tạo phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý), Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức trao giải Giải Bóng đá Đoàn Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XIII và hưởng ứng Chương trình "Những bước chân nhân ái vì cộng đồng" năm 2024. Dự trao giải có các đồng chí: Trần Nguyễn Hiền Anh, TUV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chánh văn phòng Tỉnh ủy; Đặng Anh Tuấn, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.