Một giao diện mới có thể đọc chính xác ý nghĩ của bạn và chuyển thành lời nói. Công nghệ mới này có thể giúp những người khuyết tật về giọng nói có thể "nói" được.
Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England, Mỹ, đã mang đến hy vọng mới cho những bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS), hay còn gọi là bệnh Lou Gehring.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trường đại học California, Davis, và trường hợp nổi bật nhất là của ông Casey Harrel, người đã tình nguyện tham gia nghiên cứu này sau khi được chẩn đoán mắc ALS cách đây 5 năm.
Do ảnh hưởng của căn bệnh, ông Harrel đã mất khả năng giao tiếp hiệu quả với gia đình và những người xung quanh. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ mới, ông đã có thể "nói" trở lại.
Trước khi được cấy chip công nghệ "biến ý nghĩ thành lời nói" vào não, ông Harrel chỉ có thể nói rõ khoảng 5-6 từ trong một phút, so với mức trung bình của con người là khoảng 160 từ mỗi phút.
Tuy nhiên, sau khi được cấy chip, khả năng giao tiếp của ông đã cải thiện đáng kể với độ chính xác và hiệu quả cao.
Video ở trên mô tả chi tiết hệ thống này hoạt động ra sao. Trong trường hợp của ông Harrel, thí nghiệm đã thành công rực rỡ, mở ra triển vọng tích cực cho việc áp dụng công nghệ này vào thực tiễn, giúp các bệnh nhân ALS và những người mắc các bệnh hạn chế khả năng giao tiếp bằng lời nói khác có thể tương tác hiệu quả hơn với thế giới xung quanh.
Dù ông Harrel là người đầu tiên thử nghiệm công nghệ mới này, nhưng kết quả vô cùng hứa hẹn cho thấy công nghệ này có thể tiến xa hơn nữa. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu công nghệ này trở nên phổ biến rộng rãi hơn trong tương lai, thu hẹp khoảng cách giao tiếp do bệnh tật gây ra.
Với những tiến bộ khoa học không ngừng, nghiên cứu này đã đặt nền móng cho một tương lai tươi sáng hơn cho các bệnh nhân ALS và những người mắc các bệnh tương tự.
Theo dantri.com.vn