kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Phát hiện loài rết mới lớn nhất Nhật Bản

Phát hiện loài rết mới lớn nhất Nhật Bản

Các nhà khoa học lần đầu tiên tìm thấy loài rết mới ở Nhật Bản sau 143 năm với đặc điểm là sống lưỡng cư và săn tôm càng xanh.

Phát hiện loài rết mới lớn nhất Nhật Bản
Loài rết nhiệt đới dài 20 cm ưa sống gần nguồn nước. Ảnh: Đại học Thủ đô Tokyo.

Nhận được thông báo về một loài rết chưa xác định xuất hiện tại quần đảo Ryukyu và tấn công tôm càng xanh, nhóm nghiên cứu gồm chuyên gia Sho Tsukamoto, phó giáo sư Katsuyuki Eguchi tại Đại học Thủ đô Tokyo, giáo sư Satoshi Shimano tại Đại học Hosei lên đường tìm hiểu sinh vật bí ẩn. Kết quả phân tích gene cho thấy, đây là một loài rết hoàn toàn mới, Eurek Alert hôm 18/4 đưa tin.

Loài rết mới có lớp vỏ ánh lên màu ngọc bích, thuộc chi Scolopendra, phân bố tại Okinawa (Nhật Bản) và Đài Loan. Đây là loài rết có kích thước lớn nhất khu vực Nhật Bản và Đài Loan với chiều dài 20 cm, chiều ngang 2 cm.

Scolopendra là chi rết nhiệt đới lớn và là kẻ săn mồi đáng gờm trong các hệ sinh thái đất mà chúng sinh sống. Chi này gồm khoảng 100 loài phân bố ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Trong số đó, chỉ có 5 loài ở Nhật Bản và Đài Loan.

Các nhà khoa học gọi loài rết mới là "Scolopendra alcyona Tsukamoto and Shimano" theo tên Alcyone - nhân vật bị thần Zeus biến thành chim bói cá trong thần thoại Hy Lạp. Tên tiếng Nhật của nó là "ryujin-ômukade", bắt nguồn từ thần thoại địa phương về Ryujin - vị thần rồng bị một con rết bò vào tai gây đau đớn.

Đáng chú ý, các nhà khoa học phát hiện chúng chuộng môi trường gần nước và là loài rết Scolopendra lưỡng cư thứ 3 được xác định trên thế giới. Đây cũng là loài rết mới đầu tiên được tìm thấy ở Nhật Bản trong 143 năm. Việc sinh vật lớn như vậy ẩn mình suốt hơn một thế kỷ cho thấy con người còn nhiều điều chưa khám phá về tính đa dạng sinh học của quần đảo Ryukyu.

Rết ryujin-ômukade nhiều khả năng đang bị đe dọa. Chúng đang sống trong những môi trường nước trong rừng mà con người không lui tới. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tiếp tục theo dõi và nghiên cứu từ khoảng cách an toàn để bảo tồn môi trường sống của chúng.

VNE

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy