Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh nhỏ mới quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt trời nhất.
Hành tinh mới, được đặt tên là Proxima d, đã được phát hiện qua Kính thiên văn rất lớn của Đài quan sát phía Nam châu Âu ở Chile. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh mới sau khi nghiên cứu những dao động nhỏ trong chuyển động của Proxima Centauri được tạo ra từ lực hấp dẫn mà hành tinh tác động khi quay quanh ngôi sao.
“Khám phá này cho thấy ngôi sao hàng xóm gần nhất của chúng ta dường như chứa đầy sự thú vị cần khám phá trong tương lai”, João Faria, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Proxima d quay quanh quỹ đạo của Proxima Centauri ở khoảng cách khoảng 4 triệu km. Proxima d là hành tinh thứ ba được phát hiện trên quỹ đạo của ngôi sao Proxima Centauri.
Ngoài hành tinh mới, Proxima Centauri có 2 hành tinh khác là Proxima b, được phát hiện vào năm 2016, có khối lượng tương đương với Trái đất, nằm trong khu vực có thể sinh sống, và Proxima c, được phát hiện vào năm 2020, có chu kỳ quỹ đạo là 5 năm.
Proxima d không chỉ là hành tinh quay quanh Proxima Centauri nhanh nhất mà còn nhẹ nhất trong số 3 hành tinh, với trọng lượng chỉ bằng 1/4 khối lượng Trái đất.
Nhà nghiên cứu Pedro Figueira nhấn mạnh rằng, việc phát hiện ra Proxima d là “cực kỳ quan trọng” vì nó chứng minh kỹ thuật vận tốc xuyên tâm “có khả năng tiết lộ một quần thể các hành tinh ánh sáng, giống như hành tinh của chúng ta”./.
VOV