kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ

Nguyệt thực một phần sẽ diễn ra ngày 19/11 và có thể quan sát được ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Australia, châu Âu và châu Á.

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ
Nguyệt thực một phần không khiến toàn bộ Mặt Trăng bị phủ bóng tối. Ảnh: NASA

Thống kê của NASA trong giai đoạn 2001 - 2100 cho thấy nguyệt thực diễn ra tuần tới sẽ là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ với thời gian khoảng 3 tiếng 28 phút 23 giây, dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút. Theo Đài thiên văn Holcomb ở bang Indiana, Mỹ, đây cũng là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm.

Nguyệt thực bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại lúc khoảng 16h và kết thúc vào 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội). Khi nguyệt thực đạt cực đại, bóng của Trái Đất sẽ che phủ 97% trăng tròn. Người yêu thiên văn ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Australia, châu Âu và châu Á có thể quan sát nguyệt thực lần này trong ngày 18/11 và 19/11, thời gian cụ thể tùy thuộc vào từng khu vực.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi đó, Trái Đất sẽ đổ bóng lên Mặt Trăng. Bóng của hành tinh xanh có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt Trời và khiến Mặt Trăng tối đi.

Trong nguyệt thực, Mặt Trăng có thể mang sắc đỏ vì ánh sáng từ Mặt Trời, dù bị cản trực tiếp bởi umbra (phần tối nhất của bóng Trái Đất), vẫn uốn cong quanh hành tinh xanh và di chuyển xuyên qua khí quyển để chạm tới Mặt Trăng. Khí quyển Trái Đất lọc những bước sóng ngắn hơn màu xanh và cho phép các bước sóng đỏ, cam đi qua. Khi các bước sóng đỏ và cam này đi qua khí quyển Trái Đất, chúng tiếp tục chạm tới Mặt Trăng.

"Nguyệt thực một phần có thể trông không ngoạn mục như nguyệt thực toàn phần, khi Mặt Trăng hoàn toàn bị bóng của Trái Đất bao phủ, nhưng lại diễn ra thường xuyên hơn. Điều này đồng nghĩa có nhiều cơ hội hơn để quan sát những thay đổi nhỏ của hệ Mặt Trời diễn ra ngay trước mắt", NASA chia sẻ.

VNE

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy