Thời tiết nắng mưa thất thường ở miền bắc là nguyên nhân khiến các vật dụng trong nhà bạn bị hủy hoại, đặc biệt là các đồ điện ử như tivi, máy tinh, điện thoại, máy ảnh. Điều này khiến bạn phải đầu tư không nhỏ những khoản tiền mang đi sửa, tệ hại hơn là phải mua mới, bởi sức tàn phá của nấm mốc. Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn ẩm mốc hủy hoại do thời tiết ẩm ướt đây?
Không để thiết bị sát tường
Tường nhà bạn là thủ phạm lớn nhất gây hư hỏng thiết bị, nơi đây thường ẩm ướt và xảy ra những sự cố bất thường như chập điện, vì vậy bạn nên để đồ vật cách xa tường, khoảng 10-15cm và cách nền nhà 1m. để hạn chế thiết bị nhiễm ẩm cũng như tăng độ an toàn cho người sử dụng.
Bật thiết bị mỗi ngày ngay cả khi không có nhu cầu
Trong những ngày thời tiết nồm ẩm, nhất là những ngày độ ẩm trong không khí ở mức bão hòa (100%), người dùng nên bật TV, máy tính, dàn âm thanh... ít nhất một lần mỗi ngày. Bởi khi hoạt động, Không tắt thiết bị lâu, nên sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên. Điều này sẽ giúp các thiết bị điện tử sẽ tự tỏa nhiệt, làm nóng, giúp sấy khô linh kiện bên trong.
Để ở chế độ chờ, không tắt nguồn, rút phích sau khi sử dụng
Ngoài việc mở ít nhất một lần/ngày, người dùng nên đặt thiết bị điện tử như TV, thiết bị âm thanh... ở chế độ chờ (Stand by) thay vì ngắt điện hoàn toàn. Chẳng hạn: Sau khi xem TV, hay nghe nhạc, người dùng nên tắt thiết bị bằng điều khiển từ xa thay vì tắt nguồn và rút phích điện. Bởi khi đặt ở chế độ chờ, thiết bị điện tử không tắt hoàn toàn, giúp sinh nhiệt góp phần hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm mà không gây lãng phí điện do năng lượng tiêu thụ ở chế độ stand by chỉ vài Watt.
Không dùng máy sấy nóng, thổi trực tiếp vào thiết bị điện tử cần sấy khô
Khi thiết bị ẩm ướt, chúng ta thường dùng đến phương pháp sấy khô như phơi nắng thiết bị. Hoặc là sấy khô thiết bị bằng máy sấy tóc. Hành động sấy nóng vào thiết bi điện tử có thể gây hư hỏng thiết bị, thậm chí gió thổi khiến hơi nước xâm nhập sâu hơn, tác động xấu đến các mối hàn, gây giòn, gãy...
Vậy làm thế nào để sấy khô thiết bị điện tử?
Cách tốt nhất là đặt thiết bị điện tử cần sấy khô cạnh thiết bị điện tử khác đang hoạt động. Bỏ vào tủ chống ẩm hay thùng gạo cũng là những giải pháp chống ẩm mà người dùng có thể tham khảo. Theo đó, khi thiết bị điện tử hoạt động sẽ sinh ra nhiệt, làm ấm thiết bị đặt cạnh đó. Người dùng cũng có thể đặt thiết bị điện tử trong hộp rồi lắp bóng đèn sợi đốt 40-60W ở bên trong, chú ý không để trong thời gian quá lâu.
Đóng cửa bật điều hòa
Vào những ngày nồm ẩm, không ít người có quan niệm sai lầm rằng: Mở cửa, bật quạt sẽ thổi hơi ẩm ra ngoài. Thực tế không phải vậy, bởi với độ ẩm ngoài trời cao, càng mở cửa không khí ẩm bên ngoài càng tràn vào khiến nhà thêm ẩm ướt. Cách tốt nhất là chúng ta nên đóng kín cửa. Nếu có máy hút ẩm hoặc điều hòa thì có thể bật chúng nên nhằm hút bớt hơi nước trong phòng. Khi bật điều hòa, người dùng cần chú ý để ở chế độ lạnh khô với điều hòa một chiều, ở chế độ nóng với điều hòa hai chiều.
Đặt máy ảnh, ống kính trong tủ chống ẩm
Các bạn có thể sấy khô nhiều thiết bị điện tử trước khi dùng trong trường hợp dính ẩm nhẹ. Nhưng đối với những thiết bị chuyên dụng cao cấp như máy ảnh, việc bảo quản, chống ẩm là điều hết sức cần thiết. Ống kính náy ảnh khi gặp độ ẩm cao từ 70% sẽ gây ra nấm mốc, mọc rễ tre. Đây là một trong những nguyên nhân đáng tiếc. Muốn loại bỏ hiện tượng này, người dùng phải tháo ra để lau khiến ống kính, điều này khiến máy hoạt động không trơn tru như trước. Không chỉ có vậy, hơi ẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kính ngắm, chất lượng ống kính sẽ suy giảm, với biểu hiện bị mờ, mất độ tương phản, lóe sáng ở viền hình ảnh.
Giải pháp chọn tủ chống ẩm để bảo quản các thiết bị điện tử đang là phương pháp hữu hiệu được nhiều người tin dùng trong thời gian gần đây. Đặc biệt là những thiết bị ít khi dùng đến, khi đi du lịch hoặc công tác xa, thì việc sắm những chiếc tủ chống ẩm, chúng ta sẽ an tâm hoàn toàn về tài sản của mình.
PV