kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Google đưa 'dấu chân Sao La' vào ứng dụng tìm kiếm

Google đưa 'dấu chân Sao La' vào ứng dụng tìm kiếm

Đây là lần đầu tiên Google số hóa một loài động vật hoang dã quý hiếm bậc nhất của Việt Nam và ra mắt mô hình thực tế tăng cường (AR) 3D về Sao La.

Google đưa dấu chân Sao La vào ứng dụng tìm kiếm
Sao La tại vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh:WWF.

Thông tin được WWF Việt Nam công bố sáng 9/7 nhân ngày Quốc tế Sao La. Chiến dịch "Giữ lại dấu chân Sao La" nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động được Google phối hợp cùng WWF thực hiện.

"Giữ lại dấu chân Sao la" được chia thành hai giai đoạn, bắt đầu từ tháng 7. Giai đoạn đầu sẽ giới thiệu những thông tin thú vị xung quanh Sao La, giải mã những hiểu lầm thường gặp về chúng. Giai đoạn hai, thông qua các hoạt động tương tác trực tuyến, công chúng sẽ hiểu hơn về mối liên kết giữa hành vi tiêu dùng hàng ngày của mình ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thế nào tới Sao La, tới các loài động vật hoang dã và thiên nhiên. Từ đó, mỗi người có thể có những thay đổi hoặc điều chỉnh hàng ngày để góp phần cứu Sao La, bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam.

Với mô hình Thực tế tăng cường (AR) 3D của Sao La trong Google Tìm kiếm cho phép người dùng đưa các vật thể và động vật 3D vào không gian của mình. Khi tìm kiếm từ khóa về Sao La, người dùng có thể xem được mô hình AR 3D của chúng để đặt chúng vào không gian xung quanh và quan sát chi tiết hoặc tương tác với chúng thông qua màn hình điện thoại. "Google hy vọng mang công nghệ góp phần vào công tác bảo tồn thông qua việc số hóa thông tin, hình ảnh và chia sẻ rộng rãi đến công chúng Việt Nam cũng như thế giới", bà Trâm Nguyễn, Giám Đốc Quốc Gia Google châu Á Thái Bình Dương, phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia nói.

Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) còn được gọi là "Kỳ lân châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Loài vật này được xếp ở mức Nguy cấp trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới và trong Sách đỏ Việt Nam.

VNE

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy