Để giúp người tiêu dùng phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trên trái cây, hoa quả, các chuyên gia tại Viện Karolinska, Thụy Điển (KI), vừa phát triển cảm biến siêu nhỏ, có thể phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây trong vòng vài phút.
Đây là các cảm biến nano "đi ra" từ phát minh hồi thập niên 70 của thế kỷ trước có tên SERS (Quang phổ Raman tăng cường bề mặt hoặc tán xạ Raman tăng cường bề mặt), tăng tín hiệu chẩn đoán phân tử sinh học trên bề mặt kim loại lên trên 1 triệu lần.
Cảm biến nano của KI thuộc dạng tái tạo, rẻ tiền và phổ cập so với kỹ thuật truyền thống. Có thể được sử dụng để theo dõi dấu vết của thuốc trừ sâu trên trái cây tại cửa hàng. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật phun lửa để phân bố đều hạt nano bạc lên bề mặt thủy tinh. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tinh chỉnh khoảng cách giữa các hạt nano bạc riêng lẻ để nâng cao độ nhạy.
Qua kiểm tra độ nhạy cho thấy, cảm biến phát hiện dư lượng độc tố đáng tin cậy và đồng nhất các tín hiệu phân tử và hiệu suất sau 2 tháng rưỡi tồn tại trên bề mặt sản phẩm kiểm tra. Trong thử nghiệm, parathion-ethyl, một loại thuốc trừ sâu nông nghiệp bị cấm hoặc hạn chế ở hầu hết các quốc gia có nồng độ thấp được bôi lên quả táo. Kết quả, KI phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trên bề trái táo trong thời gian 5 phút mà không làm hư hỏng trái cây.
KH