Bất ngờ với những khám phá khác về cây ba kích

Cây ba kích nổi tiếng là loại viagra tự nhiên rất hiệu quả trong điều trị yếu sinh lý ở nam giới. Nhưng ít người biết đến nó còn những tác dụng khác.

Ba kích là vị thuốc nổi tiếng và cũng là loại dược liệu quý hiếm, sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Dược liệu này có công dụng trị đau nhức xương khớp và là vị thuốc tăng lực, bổ cho cả nam và nữ.

Cây ba kích còn có tên gọi khác là cây ba kích thiên, dây ruột gà, liên châu ba kích, chẩu phóng xì, sáy cáy. Trong tự nhiên, ba kích có hai loại ba kích đó là ba kích tím và ba kích trắng với bề ngoài không khác nhau là mấy. Tên khoa học của ba kích là Morinda officianlis How, thuộc họ cà phê Rubiaceae. Người ta thường dùng rễ của cây ba kích phơi hay sấy khô.Cây ba kích tím khi ngâm với rượu làm màu rượu chuyển thành màu tím, vì vậy nó mới có tên gọi là ba kích tím. Trong khi đó, ba kích trắng không làm rượu chuyển màu tím khi ngâm.

Bất ngờ với những khám phá khác về cây ba kích
Trong tự nhiên, ba kích có hai loại đó là ba kích tím và ba kích trắng.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra một số thành phần hóa học trong ba kích như: Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether, Gentianine, Choline, Trigonelline, Carpaine, Gitogenin, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol, axit hữu cơ, các chất vô cơ như kali, natri, magiê, kẽm, đồng... Ngoài ra, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và lượng nhỏ tinh dầu.

Có nhiều cách để sử dụng cây ba kích. Thông thường người ta thường dùng ba kích khô hầm cùng thịt gà hoặc sắc nước uống. Tuy nhiên phương thức được sử dụng nhiều nhất là ngâm rượu. Cây ba kích được xem là "viagra" tự nhiên với những tác dụng nổi bật như bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,... Ngoài tác dụng trị yếu sinh lý hiệu quả, cây ba kích còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác như huyết áp cao, trị đau bụng, tiểu không tự chủ, chống viêm, tăng sức đề kháng,...

Để phát huy tác dụng, bên cạnh việc chọn đúng loại ba kích, người dùng cần chế biến đúng cách (bỏ lõi, phơi khô, bảo quản), kết hợp các vị thuốc khác. Nếu dùng độc vị, ba kích không phát huy hết tác dụng.

Trường hợp nóng trong người, táo bón kéo dài không nên dùng ba kích. Nguyên nhân là ba kích tính nóng, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này. Những người huyết áp thấp không nên dùng vì ba kích có tác dụng hạ huyết áp.

Bất ngờ với những khám phá khác về cây ba kích
Cây ba kích thường mọc hoang ở vùng đồi.

Cây ba kích thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt có nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây (cũ). Rễ của cây ba kích được dùng làm thuốc, được cắt thành từng đoạn dài hơn 5cm. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục. Hoa nhỏ, lúc non màu trắng, sau hơi vàng. Quả kép phủ lông, có màu đỏ khi chín.

Hiện cây dược liệu này không đủ nhu cầu sử dụng, cần nghiên cứu trồng thêm. Rễ được thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào thu - đông.

KH

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy