kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
BTV Tỉnh ủy nghe báo cáo quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân đến năm 2035, tầm nhìn 2050

BTV Tỉnh ủy nghe báo cáo quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân đến năm 2035, tầm nhìn 2050

Sáng 13/12, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Lục và vùng huyện Lý Nhân đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị

Dự hội nghị có đồng chí Phạm Sỹ Lợi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo các huyện, thành phố.

Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Lục và vùng huyện Lý Nhân nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, khai thác có hiệu quả mối quan hệ vùng, các thế mạnh về nông nghiệp – công nghiệp, làng nghề và đẩy mạnh phát triển công nghiệp đa ngành nghề trong giai đoạn tới, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn; nghiên cứu đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, phát triển dân cư; xây dựng mô hình phát triển không gian vùng huyện; phân cấp hệ thống đô thị, xác định tính chất đô thị và lựa chọn mô hình phát triển; đề xuất phân bố không gian xây dựng các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ và hệ thống hạ tầng xã hội và các điểm dân cư nông thôn; tạo lập cơ sở pháp lý cho các công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nông thôn, xây dựng các chương trình kế hoạch và đề xuất các chính sách phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực ở các địa phương.

Về đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Bình Lục, huyện có 19 đơn vị hành chính trực thuộc với quy mô diện tích 14.421 ha. Dự báo đến năm 2035, quy mô dân số của huyện là khoảng 155.000 nghìn người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; cơ cấu kinh tế gồm: nông nghiệp khoảng 16%, công nghiệp – xây dựng khoảng 45%, dịch vụ - thương mại khoảng 39%. Đây là địa phương phát triển nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. Huyện được phân thành 3 tiểu vùng không gian phát triển: Tiểu vùng Trung tâm gồm 6 xã, 1 thị trấn là Bình Mỹ, An Mỹ, Đồn Xá, Trung Lương, Bối Cầu, An Nội, Vũ Bản. Đây là tiểu vùng phát triển đô thị, dịch vụ - thương mại và các cụm công nghiệp; tiểu vùng phía Bắc gồm 7 xã là Tràng An, Bình Nghĩa, Đồng Du, Hưng Công, Bồ Đề, An Ninh, Ngọc Lũ, là tiểu vùng phát triển nông nghiệp tập trung gắn với tiểu thủ công nghiệp, phát triển đô thị gắn với dịch vụ; tiểu vùng phía Nam gồm 5 xã là Mỹ Thọ, La Sơn, Tiêu Động, An Lão, An Đổ, là vùng phát triển nông nghiệp, du lịch làng nghề.

Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu kết luận hội nghị

Về phát triển đô thị huyện Bình Lục đến năm 2035 gồm có đô thị Bình Mỹ, đô thị Chợ Sông, đô thị Ba Hàng – Đô Hai. Trên địa bàn huyện sẽ có cụm công nghiệp Trung Lương, Bình Lục, An Mỹ - Đồn Xá, Bình Nghĩa. Đồ án cũng đề cập cụ thể đến định hướng phát triển nông nghiệp, phát triển thương mại – dịch vụ, phát triển trục hành lang kinh tế vùng; định hướng quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; các dự án chiến lược ưu tiên phát triển; nguồn lực thực hiện.

Về đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Lý Nhân, huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, quy mô diện tích khoảng 16.884 ha. Dự báo đến năm 2035, dân số của huyện là khoảng 193.000 người; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 35,6%; cơ cấu kinh tế gồm: nông nghiệp khoảng 13%, công nghiệp – dịch vụ khoảng 50%, dịch vụ 37%. Đây là địa phương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp đa ngành có công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, nằm trong chuỗi kết nối du lịch trọng điểm của tỉnh.

Huyện được phân thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 gồm 8 xã, 1 thị trấn là Vĩnh Trụ, Đồng Lý, Hợp Lý, Văn Lý, Chính Lý, Công Lý, Nguyên Lý, Đức Lý, Nhân Khang, Nhân Chính, là vùng phát triển đô thị, dân cư, dịch vụ thương mại; tiểu vùng 2 gồm 6 xã, 2 đô thị là Nhân Mỹ, Hòa Hậu, Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Xuân Khê, Nhân Thịnh, Phú Phúc, Tiến Thắng, là vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tiểu vùng 3 gồm 4 xã và 1 đô thị là Thái Hà (Chân Lý và Bắc Lý), Đạo Lý, Bắc Lý, Nhân Hưng, Nhân Đạo, là vùng phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đô thị.

Về định hướng phát triển đô thị gồm có đô thị Vĩnh Trụ, đô thị Thái Hà, đô thị Nhân Mỹ, đô thị Nhân Hậu. Ngoài khu công nghiệp Thái Hà đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2035, huyện sẽ hình thành mới khu công nghiệp vùng Nhân Mỹ là khu công nghiệp chế biến nông hải sản, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; 3 cụm công nghiệp là Vĩnh Trụ - Đức Lý, Nhân Khang – Nhân Chính, Hòa Hậu; duy trì và phát triển các làng nghề; phát triển du lịch, thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp vẫn là mũi nhọn, trong đó sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với du lịch sinh thái.

Đồng chí Phạm Sỹ Lợi, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu ý kiến tại hội nghị

Thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo quy hoạch, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cho rằng: đồ án cần cập nhật thêm thông tin, như: việc sáp nhập các xã, thị trấn đã có đề án và được phê duyệt, cần điều chỉnh giảm các đơn vị hành chính trực thuộc; cần chi tiết hơn về định hướng phát triển ngành nghề tại các tiểu vùng; xác định rõ về định hướng phát triển kinh tế trọng điểm, phát triển đô thị, khu, cụm công nghiệp ở hai địa phương; chú trọng đến quy hoạch xử lý môi trường, nhất là môi trường nước, bởi hệ thống sông, ngòi ở 2 huyện đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng; trong định hướng chi tiết đến năm 2035, hai địa phương này vẫn là huyện trọng điểm về công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn của tỉnh, tuy nhiên cần phải tăng dần giá trị sản xuất công nghiệp và giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp; về phát triển công nghiệp đến năm 2035 vẫn sẽ duy trì khu công nghiệp Thái Hà ở huyện Lý Nhân, có thể đề xuất thành lập khu công nghiệp Trung Lương ở huyện Bình Lục…

Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Thị Thủy,  Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Đồ án nên định hướng huyện Bình Lục và Lý Nhân là 2 huyện trọng điểm về công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn của tỉnh, cần phải giảm cơ cấu song phải nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp ở 2 địa phương bằng việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, phát triển du lịch trải nghiệm,du lịch tâm linh; đảm bảo tính kết nối vùng của tỉnh. Trong phát triển công nghiệp, cần tính toán, định hướng cho cụ thể để có thể đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản; trong phát triển chăn nuôi cần đẩy mạnh quy hoạch tốt các chợ đầu mối; chú trọng các vấn đề văn hóa – xã hội, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Riêng huyện Bình Lục, trong phát triển công nghiệp cần tập trung thu hút các nhà đầu tư lớn, thu hút các doanh nghiệp có công nghệ cao thân thiện với môi trường, có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Đối với huyện Lý Nhân cần chú trọng đến phát triển công nghiệp mới, đa dạng ngành nghề, quy hoạch khu công nghiệp Thái Hà là khu công nghiệp công nghệ cao; chú trọng đến phát triển thương mại, du lịch, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo; lấy phát triển thương mại làm nền tảng cho sự phát triển.

NGUYỄN OANH

Nguyễn Oanh

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy