kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về: Tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thi hành Hiến pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); dự án Luật Điện lực (sửa đổi)...

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ
Các đại biểu dự phiên thảo luận tại Tổ 18.

 Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại tổ 18, gồm các tỉnh: Hà Nam, Thanh Hóa và Trà Vinh. Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành thảo luận.

Điều hành, phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận, đồng Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy tập trung vào một số nội dung trong chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đề nghị có sự cân đối để các địa phương có điều kiện phát triển được giao thêm đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, qua đó nâng nguồn thu ngân sách nhà nước, tăng tỷ lệ điều tiết, hỗ trợ địa phương còn khó khăn. Đặc biệt, nếu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia trình đợt này trung ương chỉ quản lý một số chỉ tiêu còn lại giao cho các tỉnh sẽ bảo đảm sự linh hoạt trong quản lý. Đồng thời với đó cần bảo đảm quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất có sự thống nhất, trùng khớp nhau mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Cùng với đó, khi điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đất giao thông sẽ tăng lên rất nhiều, đi theo đó giảm đất trồng lúa nên việc điều chỉnh hết sức cần thiết, nhất là đối với những địa phương có đường sắt tốc độ cao đi qua như Hà Nam sẽ có hành lang rất rộng phục vụ cho đường sắt, dẫn đến đất lúa giảm, các dự án khác sẽ phải dừng lại, vì thế việc điều chỉnh quy hoạch phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương là hết sức quan trọng.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ
Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu thảo luận.

Về nội dung tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, thảo gỡ kịp thời điểm nghẽn, cắt giảm giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng, năm 2024 thu thuế phí, lệ phí hầu như các địa phương đều đạt, nhưng thu từ đất thì khó khăn bởi thị trường bất động sản những tháng đầu năm đóng băng, việc ban hành các nghị định về giá đất thường xuyên thay đổi… Cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa y tế, giáo dục, vì hiện nay chi thường xuyên cho y tế, giáo dục tương đối lớn; có cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư cho y tế, giáo dục.

Phát biểu thảo luận tại tổ, đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hà Nam đã đưa ra một số vấn đề khó khăn, hạn chế cần tháo gỡ: Thị trường vàng diễn biến phức tạp, có thời điểm lên 90 triệu đồng/lượng; trong khi đó việc sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ/CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhưng chưa thực hiện được. Thị trường bất động sản tăng cao, nhất là nhà chung cư, người dân tiếp cận khó khăn, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa các giải pháp quản lý thị trường. Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, kinh doanh bất động sản rất chậm. Tăng cường biện pháp tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức của người dân đối với tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, giả danh các cơ quan chức năng yêu cầu người dân chuyển tiền. Tai nạn giao thông, cháy nổ diễn biến phức tạp, cần tăng cường hơn nữa giám sát tối cao đối với lĩnh vực này. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt chú trọng giải pháp phòng ngừa. Tăng cường phòng ngừa bạo lực học đường, quản lý thuốc lá điện tử…

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ
Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu thảo luận.

Cũng tại phiên thảo luận, ĐBQH tỉnh Hà Nam Trần Thị Hiền đưa ra một số ý kiến về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Theo đó, đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đối với khu vực doanh nghiệp, nhất là những khó khăn về nhu cầu thị trường, tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước cao, nợ đọng xây dựng cơ bản, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, lãi suất ngân hàng cao…

Về lao động, chất lượng nguồn nhân lực và an sinh xã hội, ĐBQH Trần Thị Hiền cho rằng tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên luôn cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Đây là vấn đề đã được nhiều đại biểu nêu thời gian qua nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển với trọng tâm là tăng trưởng, chuyển đổi số là giải pháp đột phá, song mỗi năm tốc độ tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chỉ khoảng 1% sẽ khó có thể đáp ứng với yêu cầu của thị trường, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số, thúc đẩy công nghiệp bán dẫn, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại tổ
ĐBQH Trần Thị Hiền phát biểu thảo luận.

Chính vì vậy, cần có giải pháp để thúc đẩy hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo nghề, kỹ năng nghề cho người lao động; nếu chỉ nhà nước làm sẽ còn tiếp tục khó khăn. Đặc biệt, rà soát, đánh giá sơ kết việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045 để có những điều chỉnh trong tổ chức thực hiện và giải pháp phù hợp, trong đó có việc sắp xếp lại, nâng cao năng lực của hệ thống các trường nghề, đáp ứng với thị trường lao động.

Buổi chiều, các ĐBQH tiếp tục chương trình, nội dung thảo luận tại tổ.

P.V

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy