kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Vứt rác xuống miệng cống thoát nước có bị xử phạt?

Vứt rác xuống miệng cống thoát nước có bị xử phạt?

Tôi thường xuyên thấy miệng cống thoát nước trên đường có rất nhiều rác, gồm cả túi nylon, ly nhựa... và nhiều người còn ngang nhiên mang rác ném xuống cống.

Có lần tôi thấy đôi nam nữ chở nhau trên xe máy, cô gái ngồi sau ném chiếc túi nylon cùng ly nước nhựa xuống miệng cống rồi phóng xe đi. Hành vi này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan thành phố mà có thể gây tắc cống, nước không kịp thoát khi trời mưa.

Nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, họ bảo tình trạng này là phổ biến, tràn lan khắp nơi và dường như không thấy ai bị xử lý. Vậy hành vi này có vi phạm không và sẽ bị xử phạt thế nào?

Độc giả Hữu Nhân

Vứt rác xuống miệng cống thoát nước có bị xử phạt

Luật sư tư vấn

Khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Do đó, người có hành vi ném rác xuống miệng cống bên đường được xem là hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư... gây ô nhiễm môi trường.

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt rác xuống miệng cống có thể bị xử phạt chính là phạt tiền và buộc khắc phục hậu quả.

Về hình thức xử phạt chính: người vứt rác không đúng nơi quy định có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Về biện pháp khắc phục hậu quả: người vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm của mình gây ra (theo điểm a khoản 7 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).

Về thẩm quyền xử phạt: Căn cứ quy định tại Điều 56, Điều 57 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, Trưởng công an cấp huyện, xã, trưởng đồn công an; Chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm nêu trên.

Luật sư Võ Đan Mạch
Công ty luật TNHH MTV Ta Pha

.

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy