kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Tách sổ đỏ khi bị lấn chiếm đất

Tách sổ đỏ khi bị lấn chiếm đất

Bố mẹ tôi có thửa đất, vừa nhờ địa chính đến đo đạc để chia sổ cho các con. Sau khi đo, mảnh đất được phát hiện không trùng khớp với diện tích trên bìa đỏ, đang bị hàng xóm lấn. Tôi nên làm thế nào để tách sổ được?

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, phần diện tích đất thực tế gia đình bạn đang sử dụng không trùng khớp với diện tích trên bìa đỏ do bị hàng xóm lấn chiếm một phần diện tích đất.

Trường hợp này, bạn có thể thỏa thuận với hàng xóm trả lại phần diện tích đất theo đúng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn. Trường hợp hàng xóm không chịu trả lại đất, bạn có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Luật đất đai 2013. 

Theo quy định tại Luật đất đai 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Đối với tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Như vậy, trường hợp này nếu bên hàng xóm không trả đất theo đúng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp, bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải tranh chấp đất đai. 

Trường hợp hòa giải không thành và gia đình bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn thực hiện việc khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đấy đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, theo quy địn tại Điểm c khoản 1 điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thì trường hợp “đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai của gia đình bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

Sau khi thực hiện xong việc giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm với bản án có hiệu lực thì gia đình bạn có thể thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định pháp luật.

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

.

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy