Dự tọa đàm có các đồng chí: Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đặng Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đặng Đình Thoảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đặng Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh; các đồng chí thường trực đảng ủy khối, ủy viên BTV Đảng ủy khối, bí thư, phó bí thư các chi bộ, đảng bộ cơ sở; ủy viên BTV đảng ủy cơ sở; báo cáo viên, bí thư đoàn, chi đoàn thuộc Đoàn khối các cơ quan tỉnh.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, đồng chí Đặng Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh nhấn mạnh: Công tác CCHC có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những chủ trương, giải pháp lớn của Đảng, Nhà nước trong suốt công cuộc đổi mới và phát triển đất nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tại Hà Nam, công tác CCHC của tỉnh trong thời gian qua luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của bộ máy hành chính, đặc biệt là sự phục vụ của cơ quan hành chính đối với người dân, tổ chức.
Nhằm cụ thể hóa một trong ba khâu đột phá đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, đó là “Đẩy mạnh cải CCHC, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), siết chặt kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng CBCCVC, người đứng đầu cơ quan, đơn vị" ngày 15/9/2021, Tỉnh ủy Hà Nam đã ban hành Nghị quyết số 17 về đẩy mạnh CCHC, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số, CCTTHC, nâng cao chất lượng, trách nhiệm CBCCVC, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, gắn với tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính giai đoạn 2021 – 2025. Buổi tọa đàm nhằm “tự soi, tự sửa”, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tự giác, gương mẫu của cấp ủy, TCĐ, cơ quan, đơn vị, CBĐVCCVC, nhất là người đứng đầu trong đẩy mạnh CCTTHC.
Phát biểu chỉ đạo tọa đàm, đồng chí Đặng Thanh Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh nhấn mạnh: Để hoàn thành mục tiêu CCHC, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực, phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác CCTTHC, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, Nghị quyết số 17, Nghị quyết số 24 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC, chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
Yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh quán triệt, truyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về CCHC, nhất là các nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh CCHC và chuyển đổi số tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Các cấp ủy, TCĐ lãnh đạo, chỉ đạo CBĐV nâng cao chất lượng công tác tham mưu và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, kiến nghị, sửa đổi thay thế các văn bản chưa phù hợp; tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện CCHC.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh CCHC trong các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc, nhất là TCĐ và đảng viên trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tham mưu cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, cải thiện sự hài lòng của người dân với chính quyền.
Mặt khác, tăng cường công tác KTGS sát đối với TCĐ, đảng viên trong việc thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy; tập trung KTGS việc thực hiện CCHC, nhất là trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của CBĐV; xử lý nghiêm CBĐVCCVC có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, nhất là bộ phận tham mưu và thực hiện về CCHC. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị xem đây là tiêu chí đánh giá, xếp loại CBĐV hàng năm.
Tại tọa đàm, 9 khách mời đại diện cho các sở, ngành, đơn vị trực thuộc đã trao đổi về kết quả nổi bật, giải pháp trong thực hiện công tác CCHC tại mỗi cơ quan, đơn vị. Nhấn mạnh đến việc thực hiện CCHC trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung là hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số, chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ; cải cách chế độ công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mục tiêu là thực hiện hiệu quả các nghị quyết của cấp ủy các cấp về đẩy mạnh CCHC, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng chính quyền số, nâng cao chất lượng, trách nhiệm của CBCCVC, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự tọa đàm cũng trao đổi về khó khăn, vướng mắc của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện công tác CCHC; triển khai chấm điểm chỉ số CCHC; trong việc thực hiện các quy định, TTHC trong các lĩnh vực. Tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu của CCHC đối với các ngành; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC; Việc triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông...
Buổi tọa đàm đã tập trung trao đổi những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại; nêu ra bài học kinh nghiệm trong công tác CCHC, kiểm soát TTHC và chỉ số CCHC của mỗi ngành, mỗi đơn vị từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại; đề xuất giải pháp, sáng kiến thực hiện công tác CCHC. Qua đó, góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác CCHC, kiểm soát TTHC, phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác CCHC của các ngành, cơ quan, đơn vị, đưa ra giải pháp để nâng cao chỉ số CCHC năm 2022 và những năm tiếp theo.
Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các sản phẩm xuất khẩu tiếp cận thị trường của nhau.
Được xác định là một trong 3 trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đẩy mạnh. Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành chuỗi liên kết. Các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu ngày càng đa dạng và linh hoạt. Giá trị nông sản vì thế ngày càng được nâng cao. Đó chính là nội dung phỏng vấn của phóng viên (P.V) Báo Hà Nam với ông Đỗ Xuân Trường, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh.
Chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây được quan tâm duy trì ổn định với tổng đàn trên 28.000 con. Hướng đi này giúp bò thịt dần từng bước thay thế một phần cho đàn lợn đang có xu hướng giảm do tác động từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh và giá cả bấp bênh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.