Có lẽ, cho đến giờ, nhiều người vẫn chưa thể quên vụ 39 người Việt thiệt mạng trong container khi di chuyển bất hợp pháp từ Bỉ sang Anh xảy ra cách đây 3 năm. Mặc dù, vụ việc đã khép lại, ngày 19/1/2022, một người Việt- được xác định là kẻ cầm đầu đường dây buôn người bất hợp pháp cũng đã bị tòa án ở Bỉ tuyên phạt 15 năm tù, nhưng nỗi đau sẽ còn mãi đối với những gia đình có người thân thiệt mạng trên hành trình đi tìm “miền đất hứa”. Song, điều đáng nói là, nạn buôn bán, đưa người đi lao động bất hợp pháp ra nước ngoài ở một số địa phương vẫn tiếp diễn.
Mới đây, ngày 18/8, sau khi trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn video về cuộc chạy trốn của hơn 40 người Việt khỏi Casino Rich Word (thuộc tỉnh Kandal, Campuchia) bơi qua sông Bình Di về Việt Nam, trong đó có 1 người bị thiệt mạng, câu chuyện về nạn buôn người bất hợp pháp lại trở thành vấn đề nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao có rất nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến nạn buôn bán, đưa người đi lao động ở nước ngoài bất hợp pháp đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhiều đường dây đã bị triệt phá, kẻ cầm đầu cũng đã bị pháp luật nghiêm trị nhưng vấn nạn đưa người lao động xuất cảnh bất hợp pháp vẫn có chiều hướng gia tăng, nhất là sau đại dịch Covid-19.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: do thiếu việc làm, không có thu nhập, thiếu hiểu biết pháp luật, cộng với mong muốn sớm đổi đời ở xứ người nên người lao động dễ dàng bị các đối tượng buôn bán người lừa gạt. Hầu hết các lao động bị đưa sang Campuchia đều lao động theo dạng cưỡng bức, phải làm việc trong điều kiện cực kỳ nặng nhọc, bị giam giữ và không được nhận lương như hứa hẹn.
Để giải quyết vấn nạn này, các cấp ngành chức năng cần rà soát, xem xét lại việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; nhất là người lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên, những nơi bị thu hồi đất. Rà soát lại các dự án, các chương trình phát triển kinh tế, cần giải quyết hài hòa giữa lợi ích kinh tế của nhà nước, doanh nghiệp và sinh kế, thu nhập của người dân. Nghiêm trị các trường hợp buôn bán, đưa người xuất nhập cảnh bất hợp pháp. Cùng với đó, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền rộng rãi để người dân biết, đồng thời khuyến cáo nhân dân thận trọng khi tiếp cận thông tin về tuyển dụng lao động trên môi trường mạng xã hội. Bởi sang nơi đất khách quê người không bao giờ có chuyện "việc nhẹ lương cao". Về phía người lao động cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết về pháp luật và luôn “thượng tôn pháp luật”.
Có thể nói, vụ việc người lao động chạy trốn từ casino ở Campuchia chính là một bài học sâu sắc cho những người nuôi ảo tưởng đổi đời qua con đường nhập cư bất hợp pháp đầy bất trắc và rủi ro. Đôi khi phải trả giá bằng cả sinh mạng.
Giải Bóng đá nữ Cúp Quốc gia 2024 có sự tham gia của 7 đội bóng, bao gồm: Đương kim Vô địch Than Khoáng sản Việt Nam (KSVN); đương kim Á quân Hà Nội I, Hà Nội II, Phong Phú Hà Nam, Sơn La, Thái Nguyên T&T và thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Sáng 28/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị làm việc với BTV Đảng ủy Công an tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
Cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe người dân, những năm qua, phong trào xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp đã được ngành Y tế triển khai sâu rộng. Nhờ vậy, diện mạo các cơ sở y tế ngày càng đổi mới, tạo ra môi trường thân thiện, tin cậy và đáp ứng tốt nhu cầu KCB và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.