Trước thực trạng trên, huyện Lý Nhân đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương triển khai công tác khoanh vùng dập dịch tại những nơi đã xuất hiện. Huyện đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn ốm, chết theo đúng kỹ thuật, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng trại, môi trường tại vùng có dịch; đồng thời, lập các chốt kiểm soát ngăn chặn việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra, vào vùng dịch. Ông Trần Văn Niềm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Nhân cho biết: Dịch bệnh vẫn chưa được dập tắt và tiếp tục xuất hiện thêm tình trạng lợn ốm, chết khó kiểm soát. Hiện nay, trung tâm đang phối hợp với các địa phương triển khai đồng bộ những biện pháp dập dịch.
Cũng như Lý Nhân, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và lan rộng ra 5 xã, thị trấn của huyện Bình Lục, gồm: Thị trấn Bình Mỹ, xã Trung Lương, Đồng Du, Tiêu Động, An Đổ. Tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy trên địa bàn huyện Bình Lục có đến 425 con, của 22 hộ chăn nuôi. Tại thị xã Duy Tiên ngày 2/11 đã xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết bất thường tại xã Chuyên Ngoại. Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Chi cục Thú y vùng I (Cục Thú y – Bộ NN & PTNT) cho kết quả dương tính với vi - rút dịch tả lợn châu Phi... Như vậy, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lan rộng từ sau ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục) ngày 11/10. Theo ông Đinh Huy Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y (Sở NN & PTNT), dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, phát sinh và lây lan khá nhanh trong thời gian ngắn. Vì vậy, cần triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là dịch tả lợn châu Phi, Sở NN & PTNT đã tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương khẩn trương khoanh vùng, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng. Cụ thể, kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi, nhất là với dịch tả lợn châu Phi. Các địa phương thống kê, phân loại tổng đàn lợn hiện có để quản lý chặt chẽ. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn giúp người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Người dân cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn khi có vật nuôi ốm, chết không rõ nguyên nhân, nghi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; không vứt xác động vật chết ra môi trường gây ô nhiễm và làm lây lan dịch bệnh…
Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2021 (từ ngày 25/10 – 25/11). Theo đó, công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc được triển khai đồng loạt trên toàn địa bàn, đặc biệt chú trọng đến các ổ dịch cũ, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Biện pháp thực hiện được nêu rõ, vệ sinh bằng cơ giới trước, sau đó tiến hành khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất. Để triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, Sở NN & PTNT đã cấp tổng số 4.100 lít hóa chất cho các địa phương; đồng thời, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, ngăn chặn vận chuyển lợn bệnh ra, vào địa bàn tỉnh hạn chế nguồn lây. Đặc biệt, thực hiện việc kiểm soát tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam (xã Bối Cầu, Bình Lục) không để trở thành điểm lây lan dịch bệnh.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp với khả năng lan rộng tại các địa phương. Theo ghi nhận, phần lớn các ổ dịch lần này đều xuất hiện tại các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa trong khu dân cư. Điều này cho thấy công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi của một số hộ còn hạn chế. Do vậy, cùng với các biện pháp triển khai của cấp, ngành chức năng, người dân cần chủ động phòng chống ngay tại hộ. Theo đó, hệ thống chuồng trại cần định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; ngăn ngừa các loại động vật có khả năng lây truyền vi-rút vào khu vực chuồng trại… Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần cẩn trọng trong quá trình tái, nhập đàn, lựa chọn con giống rõ nguồn gốc, xuất xứ để ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo đảm chăn nuôi phát triển.
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trong nhà trường. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về tác hại của thuốc lá, hạn chế tình trạng học viên hút thuốc trong trường học, xây dựng trường học không khói thuốc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.