Những ngày này, về xã Đạo Lý chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những người nông dân đang hối hả sản xuất vụ mới. Những hộ chăn nuôi gia súc, thuỷ cầm tranh thủ vào đàn với mong muốn nhanh chóng ổn định sản xuất, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống gia đình.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người dân thôn Quan Nhân chia sẻ: Gia đình tôi cấy 8 sào ruộng. Do ảnh hưởng của dịch Covid -19, gia đình phải cách ly cả tháng nên sau khi thu hoạch lúa xuân xong, tôi tranh thủ gieo mạ nền xúc để gieo cấy đúng khung thời vụ. Còn gia đình ông Nguyễn Xuân Hà, thôn Thọ Lão là hộ chăn nuôi có tiếng nhiều năm tại địa phương. Sau khi gỡ phong tỏa, để duy trì việc chăn nuôi, gia đình ông đã tranh thủ vào đàn 1 nghìn con vịt giống trên diện tích đa canh của gia đình. Ông Nguyễn Xuân Hà nói: Khi dịch bùng phát cũng là thời điểm số vịt của gia đình đến ngày xuất chuồng, tôi đã tranh thủ xuất bán và để trống chuồng cả tháng nay. Hiện, giá vịt trên thị trường khá ổn định, tôi tranh thủ vào đàn với hy vọng sẽ có một khoản thu nhập bù cho những ngày thực hiện giãn cách xã hội…
Không chỉ với sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, những người công nhân hiện đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp cũng tranh thủ đi làm việc sau thời gian cách ly. Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn An Đồng nói: Hai vợ chồng tôi đều làm công nhân ở KCN Đồng Văn I, gần 1 tháng cách ly cả nhà như ngồi trên đống lửa, không biết sau này công ty có gọi đi làm nữa không. Thật may mắn, sau khi hoàn thiện các thủ tục khai báo về y tế, công ty đã tiếp nhận người lao động trở lại làm việc bình thường. Công ty còn có chính sách hỗ trợ 500 nghìn đồng trong thời gian cách ly… Hiện, gần 200 lao động của thôn đi làm trở lại và được các nhà máy, doanh nghiệp tiếp nhận.
Được biết, sau ngày được dỡ bỏ cách ly, công tác tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành chức năng, không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch. Phát huy vai trò của các tổ Covid -19 cộng đồng để tiếp tục theo dõi, giám sát đối với các hộ dân trong xã; kiểm soát chặt chẽ công dân hoàn thành cách ly trở về địa phương, kiểm soát chặt chẽ người từ nước ngoài, vùng dịch trở về địa phương. Đồng thời, thực hiện phun khử khuẩn tại thôn, khu công cộng.
Để thuận tiện cho gần 1 nghìn lao động trong xã đi làm công nhân tại các công ty, doanh nghiệp khi có yêu cầu các loại giấy tờ liên quan sau cách ly, xã đã chỉ đạo trạm y tế xã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện và các đơn vị liên quan cung cấp khẩn trương giấy tờ phục vụ tốt nhất cho người dân. Trong phát triển kinh tế - xã hội, để nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, Đạo Lý đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng giá trị thương mại dịch vụ, coi trọng sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, 17 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn xã, các cơ sở kinh doanh, cửa hàng buôn bán đã hoạt động trở lại, đáp ứng nhu cầu việc làm cũng như mua sắm của người dân.
Trong sản xuất nông nghiệp, xã đã chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch lúa, làm đất và chuẩn bị các điều kiện khẩn trương sản xuất vụ mùa bảo đảm diện tích, đúng khung thời vụ với cơ cấu 40% diện tích lúa hàng hóa chất lượng như Bắc thơm số 8, LT12, PC15, nếp các loại; lúa thuần 45% diện tích với các giống Khang dân 18, đột biến ĐV108, VĐ18; lúa lai khoảng 15% gồm các giống 838, TH3-3. Đối với sản xuất và mở rộng diện tích cây trồng hàng hóa, xã chỉ đạo các thôn duy trì và mở rộng diện tích sản xuất trồng dưa chuột khoảng 10ha; phát triển trồng cây ngô ngọt trên diện tích 13 ha đất bãi màu ven sông Hồng. Cùng với sản xuất nông nghiệp, xã còn khuyến khích các hộ duy trì và từng bước phát triển chăn nuôi với việc tăng đàn, tăng số lượng gia súc, gia cầm, thủy cầm, góp phần tăng thu nhập hộ gia đình.
Như vậy, khi dịch Covid -19 đi qua chính quyền và người dân xã Đạo Lý đã và đang ổn định cuộc sống, tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, mốc son lịch sử của dân tộc, 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Hòa trong dòng chảy của ký ức và niềm tự hào dân tộc, ngành đường sắt Việt Nam tổ chức một sự kiện vô cùng đặc biệt: chuyến tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất” sẽ lăn bánh từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hướng về nhau, hội ngộ đúng 12 giờ trưa ngày 30/4/2025 tại ga Đà Nẵng. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ mang tính biểu tượng, mà còn là hành trình đầy xúc cảm, kết nối hàng triệu con tim người Việt ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt, luôn in hằn lòng tự hào về Chiến thắng 30/4, một dấu mốc vinh quang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây là biểu tượng rực rỡ của tinh thần cách mạng Việt Nam, thể hiện rõ nét bản lĩnh và trí tuệ con người Việt. Với mỗi người dân nước Việt, ngày 30/4/1975 mang ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đã 50 năm người dân Việt Nam sống trong hòa bình, độc lập; lịch sử Việt Nam đã bước sang một trang mới của thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế.
Tròn nửa thế kỷ từ ngày đất nước thống nhất, nhưng tinh thần 30/4 vẫn cháy trong trái tim của những người trẻ Việt Nam. Cuộc chiến đã lùi xa nhưng các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z (những người sinh ra khoảng từ những năm 1997-2009 trong thời đại internet phát triển mạnh mẽ và có tư duy mở hơn) vẫn cảm nhận được cuộc chiến hào hùng của dân tộc qua một góc nhìn mới-góc nhìn của tri thức, trách nhiệm, khát vọng cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.