Sách giáo khoa lớp 1: Vẫn chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”

Sự kiện - Bình luận 06:02 18/10/2020 Minh Thu

Sách giáo khoa lớp 1 Vẫn chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”
Ảnh minh họa.

Sau hơn một tháng triển khai, Chương trình sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới được triển khai trên phạm vi toàn quốc nhưng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Không chỉ gây tranh luận về giá, về chương trình giảng dạy vượt quá sức học sinh, mới đây, dư luận lại “nổi sóng” khi một vài bộ SGK lớp 1 mới, điển hình là bộ sách Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn được cho là có rất nhiều “hạt sạn”.

Ví dụ, trong bài tập đọc "Chuột út" trong SGK Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều, có đoạn: "Mẹ bận làm bếp. Chuột út buồn, lũn cũn đi ra sân. Đến trưa, về nhà, nó ôm mẹ kể: Mẹ ạ, trên sân có một con thú dữ lắm. Mũ nó đỏ, mỏ nhọn, mắt thô lố. Nó quát rõ to. Con sợ quá. Chuột mẹ đáp: Con thú đó rất hiền. Nó chỉ muốn đùa con". (Theo Lép Tôn-xtôi)". Bên dưới ví dụ là phần: "Đố em, con thú dữ chuột út gặp là con gì?". Gà trống vốn là một con vật bình thường và khá gần gũi với đời sống hằng ngày, nhất là ở khu vực nông thôn, nhưng khi được đưa vào SGK lớp 1 mới lại hóa thành thú dữ. Điều này, khiến cả giáo viên lẫn phụ huynh còn không thể lý giải nổi, huống hồ là các em học sinh. Thậm chí, việc trích dẫn còn sai so với bản gốc, khiến câu chuyện mất hẳn ý nghĩa, tạo sự liên tưởng sai cho trẻ em về sự vật, hiện tượng. Thêm nữa, việc lạm dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho giáo viên và học sinh… Bộ sách được nhiều tỉnh, thành lựa chọn để giảng dạy cho học sinh lớp 1 nhưng lại rất nhiều “sạn” khiến phụ huynh hết sức hoang mang, lo lắng. 

Trước những thông tin phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 đề nghị rà soát, báo cáo về nội dung sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1. 

Được biết, trước khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đã tổ chức thẩm định SGK lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định. Tuy nhiên, phản ứng của dư luận những ngày qua cho thấy, việc thẩm định và phê duyệt bộ SGK lớp 1 dường như thiếu chặt chẽ nếu không nói là cẩu thả và thiếu triết lý giáo dục đúng đắn và tường minh. 

Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước phản ứng của dư luận dù là một việc làm có tính cầu thị nhưng mới nằm ở phần ngọn nên khó có thể một sớm, một chiều giải quyết được những bất cập trong bộ SGK lớp 1 mới (bộ Cánh Diều). Vì vậy, muốn có giải pháp căn cốt để sớm ổn định việc học cho học sinh lớp một, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng tổ chức hội thảo nghiêm túc đánh giá những ưu-khuyết của bộ sách này- việc lẽ ra bộ phải làm trước khi phê duyệt và đưa bộ sách vào giảng dạy đại trà, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trang nghiêm Lễ cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Tam Chúc

Thư viện ảnh  |  10:39 17/05/2025

Sáng 17/5, Lễ cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Bảo vật Quốc gia Ấn Độ tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh. Dự lễ cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật có các đồng chí: Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy... Hàng nghìn tăng, ni, phật tử cũng đã có mặt từ rất sớm tại chùa Tam Chúc để cung đón đoàn rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về chùa Tam Chúc.

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Thái Lan

Chính trị  |  06:07 17/05/2025

Ngày 16/5, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau họp Nội các chung lần thứ 4 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp gỡ báo chí, thông báo kết quả họp Nội các chung giữa hai Chính phủ và công bố hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Báo Hà Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Bám sát những thay đổi để có sự chủ động, thích ứng

Giáo dục  |  05:59 17/05/2025

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 28/6/2025. Trong kỳ thi này sẽ có đồng thời cho hai nhóm thí sinh dự thi gồm: nhóm theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2006 (dành cho thí sinh chưa tốt nghiệp hoặc thi để xét tuyển đại học) và nhóm theo Chương trình GDPT 2018. Theo số liệu ban đầu từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Hà Nam có 10.480 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 10.242 thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2018 và 238 thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có những thay đổi quan trọng, vì vậy, Sở GD&ĐT, các trường THPT, học sinh đã và đang bám sát những thay đổi, yêu cầu của kỳ thi để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.