Mấy ngày qua, dư luận không khỏi bức xúc trước hành vi bạo lực đối với trẻ em của ông Phạm Duy Đức, sinh năm 1978, thường trú tại phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Như tin báo chí đã đưa, chiều ngày 10/7, trong lúc chơi đùa ở trường, cậu bé N.G.K, học sinh lớp 1A3 Trường Tiểu học Hữu Nghị đã có mâu thuẫn với một bạn cùng lớp là con ông Đức, nên ông này đã tới trường đưa K. ra ngoài hành hung trước sự chứng kiến của nhiều người, khiến cậu bé phải nhập viện trong tình trạng chảy nhiều máu do tổn thương vùng mặt và tay. Sau khi nhận được tin báo, Công an thành phố Hòa Bình đã tạm giữ hình sự đối với ông Phạm Duy Đức để điều tra, làm rõ hành vi “Cố ý gây thương tích”.
Căn cứ Điều 6, Chương I, Luật Trẻ em năm 2016 về những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em và những quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 thì hành vi bạo lực của ông Phạm Duy Đức chắc chắn sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Vết thương trên thân thể của cậu bé K cũng sẽ dần dần được hồi phục theo thời gian, nhưng ai dám chắc rằng sức khỏe tâm thần của bé sau này sẽ không bị ảnh hưởng. Giải quyết mẫu thuẫn trẻ con bằng một hành vi bạo lực của người lớn là một biện pháp phản giáo dục, phi đạo đức và hơn hết là coi thường pháp luật.
Bấy lâu nay, báo chí, các ngành chức năng liên tục báo động về vấn nạn bạo lực học đường (BLHĐ) và sự xuống cấp về đạo đức học đường trong học sinh, sinh viên. Trong hàng loạt các nguyên nhân được đề cập, như: nhận thức lệch lạc, thiếu kiểm soát của học sinh khi tham gia vào mạng xã hội; sự kết nối giáo dục giữa nhà trường và gia đình chưa được tốt, thì một nguyên nhân được quan tâm hơn cả lại bắt đầu từ những hành vi bạo lực của người lớn trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Chính những hành vi đó đã khiến cho những đứa trẻ không biết tôn trọng, không biết bảo vệ cơ thể mình và người khác, dẫn đến những hành vi lệch chuẩn. Thường thì những đứa trẻ là nạn nhân của BLHĐ sẽ luôn có cảm giác lo âu, sợ sệt, không muốn đi học. Từ cảm giác này sẽ dẫn đến trầm cảm hoặc sẽ hình thành những tính cách không tốt “muốn trả thù” trong tương lai. Còn những đứa trẻ có hành vi bạo hành bạn bè cũng sẽ rất nguy hiểm nếu gia đình, nhà trường không uốn nắn kịp thời. Tuy nhiên, quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” trong cách dạy dỗ, giáo dục con trẻ dường như không còn phù hợp trong xã hội hiện đại.
Vụ việc xảy ra ở Trường Tiểu học Hữu Nghị (thành phố Hòa Bình) vừa qua có rất nhiều điều đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Thứ nhất, hành vi bạo lực với một đứa trẻ không có khả năng tự vệ ấy đã diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng dường như sự can thiệp quá muộn màng khiến cho đứa trẻ bị tổn thương nặng về thể xác, lẫn tinh thần. Thứ hai, sự việc diễn ra ngay tại cổng trường, vậy vai trò, trách nhiệm của thầy cô giáo, của nhà trường ở đâu? Được biết trước đó cô giáo chủ nhiệm lớp em K. học đã được phản ánh về những mâu thuẫn của con trẻ nhưng không có biện pháp xử lý kịp thời. Một môi trường giáo dục không an toàn chính là mầm mống cho những hành vi bạo lực phát sinh.
Vì vậy, để trả lại cho học sinh sự hồn nhiên, ngây thơ như những gì vốn có, trả lại sự an toàn cho trường học, hãy nói không với những hành vi bạo lực, bắt đầu từ sự làm gương của người lớn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Chiều 22/11, tại sân bóng đá cỏ nhân tạo phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý), Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức trao giải Giải Bóng đá Đoàn Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XIII và hưởng ứng Chương trình "Những bước chân nhân ái vì cộng đồng" năm 2024. Dự trao giải có các đồng chí: Trần Nguyễn Hiền Anh, TUV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chánh văn phòng Tỉnh ủy; Đặng Anh Tuấn, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.