Thêm một trường hợp mắc viêm não Nhật Bản

Đời sống 05:45 03/07/2020 Y.C 
Tuần trước, 1 bệnh nhi 10 tuổi ở thôn Bích Trì, xã Liêm Tuyền bị viêm não Nhật Bản điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã khiến nhiều người lo lắng, thì tuần này lại có thêm 1 trường hợp khác ở xã Tiến Thắng, huyện Lý Nhân mắc loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. 

Theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân, trước khi đi viện 2 ngày, bệnh nhân bị sốt nhẹ, đau đầu, đã điều trị tại nhà nhưng không đỡ, bệnh nhân tiếp tục sốt cao, đau đầu nhiều hơn. Bệnh nhân được chuyển xuống điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, sau đó lên Bệnh viện Nhi Trung ương, lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với viêm não Nhật Bản. Bệnh nhi đã được điều trị ổn định, xuất viện. Tiền sử tiêm chủng, bệnh nhân đã được tiêm chủng 3 mũi phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trước khi phát bệnh không đi đâu xa khỏi địa phương.  

Về trường hợp cháu bé ở xã Liêm Tuyền mắc viêm não Nhật Bản trước đó, điều tra tiền sử tiêm chủng không rõ do cháu sống tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 mới chuyển về địa phương. Tuy nhiên điều tra dịch tễ cho thấy, hàng xóm nhà cháu bé này nuôi rất nhiều chim bồ câu, có ao tù, chậu cảnh nhiều bọ gậy, hệ thống cống rãnh xung quanh nhà chưa bảo đảm vệ sinh. 

Bệnh viêm não Nhật Bản có bệnh cảnh rất nặng. Nếu qua khỏi trẻ vẫn có nguy cơ cao phải chịu những hệ lụy khá nặng nề vì bị biến chứng thần kinh và vận động như: sống đời sống thực vật, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khó hòa nhập xã hội, yếu chi, Parkinson,…Trẻ dưới 10 tuổi dễ mắc bệnh và thường có những biến chứng nguy hiểm nhất. Mầm bệnh có trong các loài động vật hoang dã như lợn, chim. Muỗi đốt và hút máu những loài này, khi đốt người truyền vi rút sang người và gây bệnh.

Trong một thời gian ngắn có 2 trẻ em mắc viêm não Nhật Bản trên địa bàn tỉnh là vấn đề đáng để các phụ huynh quan tâm. Hiện ngành y tế tích cực tuyên truyền về các dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè nói chung, trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản. Các bậc phụ huynh cũng chú ý tiêm phòng đầy đủ cho con bởi đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, ngoài ra giữ môi trường sống vệ sinh.

* Đến nay, cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản duy nhất là tiêm phòng vắc xin. Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm vắc xin đủ 3 liều: Mũi 1: lúc trẻ 1 tuổi Mũi 2: cách mũi 1 từ 7-14 ngày. Mũi 3: cách mũi 2 một năm Đối với bệnh viêm não Nhật Bản, nếu chỉ tiêm 1 mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%; tiêm đủ 3 mũi thì đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH Hà Nam tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án luật

Người đại biểu nhân dân  |  11:39 23/11/2024

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp ở hội trường nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận ở tổ 18.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Kinh tế  |  05:38 23/11/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC