Sự việc này đã khiến cho các bậc phụ huynh và dư luận vô cùng lo lắng về tình trạng mất an toàn trong trường học.
Đặc biệt, sau sự cố cây phượng có tuổi thọ hơn 20 năm ở Trường THCS Bạch Đằng bị đổ, rất nhiều nhà trường đã chọn giải pháp đồng loạt chặt hạ toàn bộ những cây phượng đang xanh tốt trong sân trường, coi đó là biện pháp để bảo đảm an toàn, tránh những tai nạn do cây đổ. Vẫn biết, việc thắt chặt các biện pháp phòng ngừa tai nạn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh là việc làm cần thiết và cấp bách nhưng sự việc chặt cây phượng đồng loạt trong các nhà trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác thời gian qua không phải là giải pháp tối ưu cho vấn đề an toàn trường học. Chặt cây thiếu kiểm soát là một giải pháp cực đoan, không giải quyết được tận gốc vấn đề. Phượng vĩ đã đi vào tiềm thức của bao lớp học trò, như kỷ niệm, dấu ấn một thời áo trắng; hơn nữa, phượng vĩ là loại cây có thể trồng tốt trong trường học như thông tin từ Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp.
Tai nạn xảy ra ở Trường THCS Bạch Đằng là rủi ro ngoài ý muốn và hoàn toàn bất ngờ không chỉ đối với nhà trường. Đó là một bài học xương máu cho các nhà trường trong công tác bảo đảm an toàn trường học, đòi hỏi các nhà trường phải làm sao giảm thiểu nguy cơ tai nạn, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho phụ huynh, bảo đảm quá trình học tập lâu dài cho học sinh. Bởi thực tế, tai nạn thương tích trong trường học thường tập trung ở các nhóm nguy cơ cao gồm: tai nạn giao thông, té ngã, đuối nước, bỏng/điện giật/cháy nổ, ngộ độc thực phẩm và bạo lực học đường...
Vì vậy, thay vì các trường chặt hạ toàn bộ cây xanh thì nên có biện pháp chống đỡ, kiềng sắt để bảo vệ cây. Trồng một cây xanh cao lớn, tán cây mát rộng sẽ mất từ 5 đến 10 năm trở lên, không phải chuyện một sớm một chiều nói chặt là chặt tất. Hơn nữa, việc bảo đảm an toàn trường học cũng cần huy động sự tham gia của tất cả thành viên trong trường, phụ huynh, học sinh, thậm chí cộng đồng dân cư nhằm phát hiện, kịp thời báo cáo các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo về xây dựng trường học an toàn; từ đó, sẽ có các biện pháp phòng chống hiệu quả. Có như vậy, mới giải quyết được tận gốc vấn đề an toàn trường học.
Ngay từ sáng sớm ngày 17/5 người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng) để chờ đón xá lợi Đức Phật được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc. Dự kiến ngày hôm nay có khoảng 60.000 du khách và người dân về dự lễ cung nghinh và tôn trí xá lợi Phật tại chùa Tam Chúc.
Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ theo hướng đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Trạm thu phí Liêm Tuyền. Ban Tổ chức bố trí khoảng 30 xe mô hình, xe hoa cung rước. Đoàn rước đi qua cầu Liêm Chính – đường Lê Duẩn – Quảng trường trống Đọi Tam - đường Lê Công Thanh – đường Biên Hòa – QL1A cũ – đường Trần Phú – UBND tỉnh Hà Nam – cầu Hồng Phú – đường Lý Thường Kiệt về chùa Tam Chúc. Trên các tuyến đường đoàn cung rước đi qua, đông đảo nhân dân, phật tử và du khách vui mừng đón chào.
Người đứng đầu phái đoàn Liên bang Nga, trợ lý Tổng thống Vladimir Putin, ông Vladimir Medinsky, cho biết ông hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán và Moskva (Moscow) sẵn sàng tiếp tục trao đổi (với phía Ukraine).
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.