5 xã, thị trấn của huyện bị ảnh hưởng ngập lụt do nước sông Đáy dâng cao là Thanh Nghị, Thanh Hải, Thanh Tân, Thanh Thủy và thị trấn Kiện Khê.
Nhiều công trình bị ảnh hưởng do nước dâng cao chủ yếu là trường học, trạm y tế, các cơ sở tôn giáo; một số tuyến đường ngõ, xóm các thôn phía tây Đáy hoàn toàn bị ngập sâu trong nước như: thôn Nam Công, Đức Hòa (xã Thanh Tân) ngập trên 2m; thôn Bồng Lạng, thôn Kênh (xã Thanh Nghị) ngập 1,2 - 2m; đường vào các thôn, xóm Hải Phú, Trung Hiếu Thượng, Trung Hiếu Hạ (xã Thanh Hải) nước ngập sâu từ 0,8 đến 1,5m.
Huyện đã chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều biện pháp khắc phục ngập úng, ứng phó với lũ sông Đáy, trong đó, đã di chuyển 576 hộ dân và tài sản, con vật nuôi về nơi an toàn. Lực lượng quân đội, công an, chính quyền địa phương và các cấp, ngành tích cực chung tay, hỗ trợ vận chuyển lương thực, vật tư, trang thiết bị đến với người dân trong vùng ngập lụt.
Chính quyền các xã, thị trấn và nhân dân đã tổ chức đắp chống tràn tại các vị trí khu dân cư trũng thấp, hoành triệt các cống qua đường (5 cống tại thị trấn Kiện Khê). Bể trạm bơm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tây Hà bị đổ tường dài 15m, cao 1,5m đã được các lực lượng tập trung xử lý, khắc phục. Đồng thời, tổ chức di chuyển hàng hóa, vật dụng ở 31 ki-ốt chợ Bồng Lạng (xã Thanh Nghị) về nơi an toàn.
Các xã, thị trấn tập trung chống tràn khu đường thôn Đồng Ao và thu hoạch gần 15ha lúa; sử dụng khoảng 3.000 bao tải cát đắp chắn nước khoảng 300m đường tại xã Thanh Hải, 1.000m tại thị trấn Kiện Khê; huy động khoảng 150m3 đất đá, cát đắp bờ, đóng bao chống tràn tại khu vực đội 6, thôn Bồng Lạng, Ngành Điện cũng cắt điện một số vùng bị ngập bảo đảm an toàn cho người dân…
Để tiếp tục chủ động ứng phó với mưa lũ, nước sông Đáy dâng cao, huyện Thanh Liêm chỉ đạo tăng cường kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ; thực hiện nghiêm túc quy định thường trực, trực ban, trực tuần tra canh gác đê; đồng thời, huy động lực lượng xung kích tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, sẵn sàng hỗ trợ nhân dân di dời người, tài sản, con vật nuôi đến nơi an toàn.
Được xác định là một trong 3 trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đẩy mạnh. Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành chuỗi liên kết. Các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu ngày càng đa dạng và linh hoạt. Giá trị nông sản vì thế ngày càng được nâng cao. Đó chính là nội dung phỏng vấn của phóng viên (P.V) Báo Hà Nam với ông Đỗ Xuân Trường, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh.
Chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây được quan tâm duy trì ổn định với tổng đàn trên 28.000 con. Hướng đi này giúp bò thịt dần từng bước thay thế một phần cho đàn lợn đang có xu hướng giảm do tác động từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh và giá cả bấp bênh.
Công tác xăng dầu có vai trò quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Xác định rõ tầm quan trọng đó, những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh có nhiều chủ trương, giải pháp, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các mặt công tác xăng dầu, chú trọng phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Quản lý, sử dụng xăng dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.