Tham dự tại điểm cầu Hà Nam có các đồng chí: Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh; Đại tá Tô Anh Dũng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: đây là hội nghị quan trọng để thảo luận về những nhiệm vụ cụ thể, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá khách quan, thẳng thắn về thực trạng chuyển đối số và triển khai Đề án 06, chỉ ra những kết quả nổi bật, những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục, chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, nhất là trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, kết nối và chia sẻ dữ liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới quản trị… trên cơ sở bám sát thực tiễn và dự báo tình hình, nhất là các công nghệ mới phát triển nhanh như công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), Blockchain (công nghệ chuỗi-khối), ChatGPT… và đánh giá phản ứng của chúng ta trước những vấn đề mới, tiếp tục có giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Theo báo cáo tại hội nghị, thực hiện các chủ trương, đường lối, chiến lược, chương trình của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai chuyển đổi số trên mọi mặt, mọi lĩnh vực. Nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp “dựa trên dữ liệu số”, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức người lao động của cơ quan nhà nhà nước “dựa trên nền tảng số, dữ liệu số”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Qua đó đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện qua một số chỉ tiêu quan trọng: tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7,5%; 66% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán; Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80%; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến đạt 54,34%; 50% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử; 75% hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30,07%; 85% dân số (trưởng thành) có điện thoại thông minh…
Về thực hiện Đề án 06, hiện đã có 58/63 địa phương kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ xử lý thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 21/25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử. Tính đến ngày 17/02/2023, thu nhận 21.830.518 hồ sơ cấp định danh điện tử, trong đó phê duyệt 20.081.536 hồ sơ (đạt 92% so với tổng số hồ sơ được thu nhận); đã có 128.855 lượt khai báo Thông tin lưu trú từ 29.110 công dân; có 803 tin phản ánh về an ninh trật tự từ 501 công dân qua VneID. Đã cấp 78.553.494 thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân; đã có 12.269/13.047 cơ sở khám chữa bệnh triển khai bằng CCCD gắn chip tích hợp Bảo hiểm y tế (đạt 94,03%, tăng 245 cơ sở so với tháng 12/2022) với 17.518.220 công dân sử dụng CCCD đi khám, chữa bệnh trên toàn quốc (tăng 8.442.413 công dân so với tháng 12/2022). Về hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, đã có 13/30 bộ, ngành; 04 Tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã kết nối, khai thác chính thức…
Tại hội nghị, đại diện một số ngành, địa phương, doanh nghiệp đã thẳng thắn thảo luận về công tác triển khai, thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06 tại đơn vị, địa phương. Trong đó, nếu ra những hạn chế, khó khăn trong triển khai, thực hiện về: vấn đề phát triển dữ liệu; triển khai các nền tảng số; nhân lực cho chuyển đổi số; thiếu sự chủ động, chậm trễ trong lập kế hoạch và tổ chức triển khai nhiệm vụ; tình trạng thiếu đồng bộ Trung ương đến địa phương, giữa các địa phương trong triển khai Đề án 06… Đồng thời đề ra nhiều giải pháp khắc phục, cách làm hay cần nhân rộng. Thống nhất đề ra chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; Mở dữ liệu; An toàn dữ liệu.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh biểu dương những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong triển khai, thực hiện chuyển đổi số thời gian qua. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao những kết quả tích cực đã đạt được trên nhiều mặt về: nhận thức và hành động; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi; phát triển hạ tầng số nền tảng số, cơ sở dữ liệu quốc gia, nhất là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; dịch vụ công trực tuyến được tăng lên; an toàn, an ninh thông tin được củng cố; phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; phát triển kinh tế số, xã hội số, nhất là nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, xuất hiện các công ty công nghệ Việt Nam hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong triển khai, thực hiện, đặc biệt là những phản ánh của người dân khi thực hiện chuyển đổi số trong mọi mặt, mọi lĩnh vực. 3 bài học kinh nghiệm được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh bao gồm: người đứng đầu phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra… nhằm tạo chuyển biến mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; Phải kiên quyết, kiên trì, kiên định nhưng cũng phải đổi mới, sáng tạo trong công việc, xây dựng nguồn nhân lực, quản trị; Đầu tư nguồn lực phải thỏa đáng, có trọng tâm, trọng điểm.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh và gợi mở trao đổi thêm một số nội dung trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới: Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chuyển đổi số đang là xu thế, phong trào mang tính toàn dân toàn xã hội, cần đi trước, đi tắt - đón đầu, đi trước - về trước, nắm bắt xu thế thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chọn công nghệ tiên tiến nhất đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến dữ liệu, phải xác định có BigData mới có AI. Dữ liệu dân cư là nguồn tài nguyên quý của quốc gia, cần có giải pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên này, nhằm tạo ra nguồn lực phát triển chuyển đổi số.
Năm 2023, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia rất nặng nề, là năm bản lề của giai đoạn 2021-2025. Do đó, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm về quan điểm chỉ đạo: chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức, hành động; chuyển đổi từ quy mô quốc gia đến hội nhập thế giới, từ thủ công sang môi trường số. chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, trong quá trình triển khai cần phải tiếp thu thành tựu và kinh nghiệm quốc tế, tiếp tục áp dụng các thành tựu vào Việt Nam. Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, đi trước về trước, đi tắt đón đầu, phát huy tinh thần tự lực tự cường… Đổi mới cách làm gắn với trách nhiệm người đứng đầu.
Chuyển đổi số cần được triển khai trên tất cả lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, đầu tư dàn trải, lãng phí. Chuyển đổi số cần có cách tiếp cận tới toàn dân, toàn xã hội, lấy người dân doanh nghiệp làm chủ thể, làm động lực thúc đẩy phát triển. Trong quá trình triển khai không để phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Dự báo, trong tháng 1/2025, ở Bắc Bộ không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh, khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại. Nguy cơ kèm theo sương muối và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến vật nuôi, cây trồng và sức khỏe của người dân, đặc biệt khu vực vùng núi phía bắc.
Sáng 22/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tổng kết công tác chuyên môn năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.
Sáng 22/12, Đảng ủy, Ban CHQS thành phố Phủ Lý tổ chức gặp mặt gia đình quân nhân đang công tác tại đơn vị nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.