Chuyển đổi số của ngành hải quan được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, gồm: hiện đại hóa, tự động hóa công tác quản lý điều hành nghiệp vụ hải quan; nâng cao công tác tham mưu, thực thi nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; số hóa các quy trình thủ tục hải quan; các lĩnh vực nghiệp vụ được tích hợp, liên thông, tự động hóa mức độ cao; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan theo hướng tập trung, ứng dụng tối đa công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình thực hiện phục vụ chuyển đổi số ngành hải quan, trong đó thực hiện mô hình hải quan số, hải quan thông minh, hải quan xanh.
Trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, Chi cục Hải quan Hà Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp, như: tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho cộng đồng doanh nghiệp về các chính sách mới; đối thoại thường niên với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế.
Ông Cao Quế Phong, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Hà Nam cho biết: Việc chuyển đổi số sẽ giúp đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức hải quan; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp, việc thực hiện chuyển đổi số của ngành hải quan mang lại nhiều lợi ích, như: thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại Hà Nam thường xuyên có khoảng gần 65% tờ khai thuộc luồng xanh, hơn 30% số tờ khai thuộc luồng vàng, còn lại khoảng 5% tờ khai thuộc luồng đỏ. Việc chuyển đổi số vào trong quá trình điều hành nghiệp vụ, quản lý khai quan, đối với các doanh nghiệp thuộc luồng xanh, sau khi khai quan đầy đủ, chỉ mất vài giây là có thể thông quan ngay.
Ngoài các lợi ích trên, việc chuyển đổi số toàn diện còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện. Doanh nghiệp chỉ thực hiện khai thông tin hàng hóa một lần để thực hiện nhiều thủ tục hành chính thông qua hệ thống “một cửa” quốc gia. Cách làm này sẽ nâng cao tính minh bạch, phòng chống tham nhũng và doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong chuỗi cung ứng.
Trong thời gian tới, Chi cục Hải quan Hà Nam tiếp tục bám sát chỉ đạo của ngành, tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên, bảo đảm làm chủ được công nghệ thông tin trong kế hoạch chuyển đổi số. Đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm cập nhật tờ khai, số liệu, truyền tin đầy đủ, kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý rủi ro của ngành.
Sáng 17/5, Lễ cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – Bảo vật Quốc gia Ấn Độ tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh. Dự lễ cung rước có các đồng chí: Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy... Hàng nghìn tăng, ni, phật tử cũng đã có mặt từ rất sớm tại chùa Tam Chúc để cung đón đoàn rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về chùa Tam Chúc.
Ngày 16/5, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau họp Nội các chung lần thứ 4 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp gỡ báo chí, thông báo kết quả họp Nội các chung giữa hai Chính phủ và công bố hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Báo Hà Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 28/6/2025. Trong kỳ thi này sẽ có đồng thời cho hai nhóm thí sinh dự thi gồm: nhóm theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2006 (dành cho thí sinh chưa tốt nghiệp hoặc thi để xét tuyển đại học) và nhóm theo Chương trình GDPT 2018. Theo số liệu ban đầu từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Hà Nam có 10.480 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 10.242 thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2018 và 238 thí sinh thi theo Chương trình GDPT 2006. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có những thay đổi quan trọng, vì vậy, Sở GD&ĐT, các trường THPT, học sinh đã và đang bám sát những thay đổi, yêu cầu của kỳ thi để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.