Để chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán, trong những ngày này, gia đình anh Nguyễn Văn Đức, thôn 1 Hạ Vĩ, xã Nhân Chính (Lý Nhân) thường xuyên ở ngoài ruộng để tập trung chăm sóc, cắt tỉa ruộng quất với mong muốn sẽ có sản phẩm đáp ứng thị trường. Với diện tích 1,5 mẫu đất, gia đình anh Đức đang trồng trên hai nghìn gốc quất, trong đó có một nghìn gốc đang ươm (sau khi chiết cành), 500 gốc đã tạo thế để gối cho những năm tiếp theo. Khoảng trên 700 gốc quất cảnh bán vụ Tết năm nay đang trĩu quả và ngả sang màu vàng óng bắt mắt.
Anh Đức chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu trồng quất từ năm 2010, trong 3 năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên đều thất bại. Sau đó, tôi đã sang tận Hưng Yên để tham quan học tập kinh nghiệm đưa về ứng dụng cho mô hình của mình. So với các loại cây màu khác thì trồng quất phải bỏ nhiều công sức hơn, từ khâu chiết cành, xuống cây, tạo thế, chăm sóc cây đến khi ra hoa, đậu nhiều quả, ra lộc nhiều. Người trồng quất phải chăm sóc hằng ngày, kịp thời phát hiện phòng trừ sâu bệnh trên thân, trên lá. Đặc biệt, 3 tháng cuối năm là thời gian vất vả nhất, hầu như ngày nào cũng phải theo dõi tình hình thời tiết và sự phát triển của cây.
Để cây quất sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa, đậu quả và chín đúng thời điểm Tết Nguyên đán, ngoài việc bón phân chuồng còn phải dùng đỗ tương nghiền nhỏ ngâm với nước khoảng một tháng rồi mỗi tháng tưới 3 lần cho đến tháng 10 âm lịch thì ngừng. Khi thời tiết giá rét, sương mù nhiều phải kịp thời phun thuốc chống sương để giữ được quả. Năm nay, thời tiết thuận lợi với cây quất, quả ra đều và đẹp. Vườn quất của gia đình tôi chủ yếu là quất thế 3 năm tuổi, dự tính có giá trung bình từ 1 - 1,2 triệu đồng/cây; trừ chi phí sẽ cho thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
Rời gia đình anh Đức, chúng tôi đến gia đình anh Nguyễn Văn Cường, thôn An Bài 1, xã Đồng Du (Bình Lục) trồng quất đã được 5 năm và bước đầu mang lại giá trị thu nhập cao. Năm nay, gia đình anh Cường có gần một nghìn gốc quất, trong đó có 400 gốc quất thế, trên 500 gốc quất tự nhiên nhỏ kịp bán vào dịp Tết. Hiện tại quất ra quả đều và đẹp, lác đác quả vàng, từ nay đến Tết sẽ vàng đều.
Anh Cường cho biết: Những năm trước đây, thời điểm đầu tháng 12 âm lịch mới có khách đặt mua, thì năm nay ngay từ tháng 11 đã có thương lái đến đặt cọc mua khoảng 300 gốc, số còn lại tôi giữ lại mang ra chợ hoa của huyện bán, vừa là tìm hiểu xu thế thị trường, vừa để người dân biết đến vườn quất của gia đình. Trong vườn chủ yếu là quất một năm, dự tính có giá trung bình từ 500 đến 700 nghìn đồng/cây, trừ chi phí sẽ cho thu lãi từ 250-300 triệu đồng.
Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh, toàn tỉnh hiện có 48 mô hình trồng quất do hội viên nông dân thực hiện với tổng diện tích khoảng 25ha, chủ yếu được trồng nhỏ lẻ tại một số địa phương, như: Nhân Chính, Tiến Thắng (Lý Nhân); Châu Giang, Trác Văn, Bạch Thượng (Duy Tiên); Phù Vân, Liêm Chung (Phủ Lý); Ba Sao (Kim Bảng). Trung bình hằng năm, các chủ vườn cung ứng cho thị trường từ 35-40 vạn cây quất, mang lại doanh thu khoảng 30-35 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi từ 18-20 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 200 lao động.
Theo các chủ nhà vườn, năm nay thời tiết thuận lợi, không có bão nên cây quất phát triển tốt, cho quả nhiều. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên quả quất không to như các năm trước. Hiện tại, quất đã chín khoảng 65%, hy vọng từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 thời tiết sẽ thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng, giá bán ổn định, cây quất sẽ mang lại cái Tết đầy đủ hơn cho những người nông dân.
Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành.
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.