Văn hóa lái xe

Bạn đọc viết 06:39 28/03/2019 Hải Phong
Người Việt Nam thường chỉ thi lấy bằng lái xe khi sắp mua xe ô tô. Trong nhiều trường hợp, người ta còn mua xe trước, lấy bằng sau. Có người “lì lợm” chạy xe hẳn mấy năm rồi mới thi bằng lái xe. Tất nhiên số này không chiếm đa số – ơn trời. Chứ không thì chắc giao thông Việt Nam còn tệ hại hơn, mặc dù tôi cũng không tưởng tượng nổi nó còn có thể tệ hơn đến mức nào…

Ảnh minh họa.

Vấn đề là ở chỗ, xe ô tô với người Việt Nam không chỉ đơn thuần là một phương tiện đi lại. Nó là gương mặt thương hiệu đại diện cho sự thành đạt và phú quý. Nó là bức tường chia tách, phân biệt chủ nhân của nó với những người không cùng đẳng cấp. Khi đó, người ta không đánh giá ô tô dựa trên các tiêu chí thông thường như giá thành, thiết kế, công năng sử dụng nữa mà chỉ cần nhìn logo hãng xe là đánh giá được chiếc xe đó. Thậm chí, đánh giá luôn cả chủ nhân của nó: đi Audi, BMW là công tử thiếu gia, sang hơn và chững chạc hơn thì đi Mercedes, Porsche, còn đi Lexus thì chắc chắn là doanh nhân thành đạt… Đến nỗi giới trẻ có hẳn một câu “thành ngữ” thời đại mới “Nhìn xe là biết đẹp trai/xinh gái rồi”.

Hình như bởi vậy mà văn hoá lái xe ô tô của người Việt cũng rất kỳ cục. Ví dụ như bật đèn pha chạy trong thành phố (đặc biệt là mấy anh chạy SUV, xe đã cao lại còn bật pha thì đúng là thảm hoạ!), đỗ xe/quay đầu xe trong ngõ/đường hẹp (bảo sao chả tắc đường?), không giảm tốc độ khi chạy qua vũng nước lúc trời mưa (đội ơn các anh vì đã giúp người dân tiết kiệm tiền nước tắm), rửa kính xe khi đang chạy giữa phố đông người (rất có ích với những người chạy xe máy hay buồn ngủ). Nhưng trong số những lối cư xử thiếu văn hoá của người lái xe ô tô thì không gì đáng ghê tởm hơn là cái trò hạ kính xe vứt rác ra đường. Có lần tôi và bạn đi sau một chiếc ô tô (cũng Camry hẳn hoi), đang tận hưởng mùa thu Hà Nội thì ăn ngay một cái vỏ chuối vào mặt. Nhưng thế cũng còn may chán, chứ nếu mà bọn tôi đang đi sau một cái xe khách trên đường quốc lộ thì dễ mà ăn hẳn vài cái túi nôn chứ chẳng chơi.

Vì sao văn hoá lái xe của người Việt kém thế? Tôi nghĩ một phần là do chúng ta không xem ô tô như một phương tiện phục vụ nhu cầu hết sức đời thường là đi lại. Với tâm lý đó, chúng ta không xem mình như một người tham gia giao thông bình thường và cũng không có sự tôn trọng cần có với những người tham gia giao thông khác. Nhưng sự thật là, ô tô có thể khiến bạn trông có vẻ đẳng cấp hơn, nhưng không hề mang lại cho bạn quyền lợi gì khác so với những người đi xe máy, xe đạp hay thậm chí là đi bộ.

Tôi hy vọng đến một lúc nào đó, người Việt sẽ ngừng gán cho ô tô những công năng mà nhà sản xuất không hề nghĩ tới như là khoe mẽ, trưng trổ, làm màu… Người ta sẽ mua một chiếc xe khi họ thấy cần thiết, trong khoảng giá thành phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình (thay vì cố gồng lên mua một chiếc xe đắt tiền cho bằng bạn bằng bè) và lái xe một cách có văn hoá – tức là tôn trọng những người tham gia giao thông khác. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể bắt đầu từ việc xem lái xe ô tô như một kỹ năng sống. Người ta có thể đi học lấy bằng lái xe khi đủ tuổi – kể cả khi chưa có xe hay ý định mua xe ô tô trong thời gian gần. Cũng giống như việc bạn nên học bơi dù không biết bao giờ sẽ đi biển, chỉ đơn giản là trang bị cho mình một kỹ năng cần thiết thôi.

Theo Hải Triều/Báo Nghệ An

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động

Kinh tế  |  07:27 19/05/2024

Triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị 05), những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh đã căn cứ tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khối để ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trọng tâm hằng năm là việc tổ chức học tập chuyên đề, đăng ký làm theo Bác; triển khai xây dựng, duy trì có hiệu quả các mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên truyền các gương điển hình về học và làm theo Bác trong toàn Đảng bộ Khối…

Quy định của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  07:25 19/05/2024

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn Quy định.

Xuất bản sách “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”

Văn hóa  |  07:24 19/05/2024

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC