TAND chỉ ra được bản án, quyết định trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ thu thập và kiểm tra công khai tại phiên tòa; việc chứng minh được các chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ tại phiên tòa khi xét hỏi cũng như khi tranh luận. Do đó, phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ bản chất quá trình tố tụng nói chung và tranh tụng nói riêng. Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp, công khai, nghe ý kiến đề xuất của các bên tham gia tố tụng, TAND sẽ đánh giá sự thật khách quan của vụ án, đưa ra các phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tranh tụng tại phiên tòa còn một số tồn tại, hạn chế: Đội ngũ thẩm phán trình độ, năng lực còn ở mức độ, kỹ năng điều khiển phiên tòa, xử lý tình huống phát sinh còn hạn chế; còn lệ thuộc nhiều vào kết quả điều tra, thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, mà chưa quan tâm đến diễn biến phiên tòa, do vậy có những quyết định của hội đồng xét xử còn mang tính áp đặt, thiếu khách quan. Một số kiểm sát viên quan niệm việc xét hỏi tại phiên tòa là trách nhiệm của hội đồng xét xử nên chưa chủ động xét hỏi; việc đưa ra chứng cứ, phân tích, lập luận đánh giá chứng cứ để bảo vệ cáo trạng nhiều vụ án thiếu thuyết phục. Người bào chữa lệ thuộc nhiều vào tài liệu trong hồ sơ vụ án, chưa chủ động thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc bào chữa…
Từ những tồn tại, hạn chế trên, tại phiên họp các đại biểu đã thảo luận, đưa ra ý kiến nhằm “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”: Cần làm rõ tranh tụng bắt đầu từ giai đoạn nào của một vụ án hình sự; tranh tụng phải bắt đầu từ quá trình điều tra, truy tố cho đến khi kết thúc vụ án bằng phiên tòa xét xử; tranh tụng chỉ thực sự có ở phiên tòa xét xử, bởi lẽ, phiên tòa là nơi tòa án tiến hành các thủ tục kiểm tra một cách công khai, toàn diện các kết quả điều tra để xác định sự thật khách quan của vụ án; giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư, người bào chữa; tăng cường cơ sở vật chất cho các phiên tòa… Tại phiên họp, đại diện của JICA, chuyên gia pháp lý của Nhật Bản cũng đã chia sẻ một số kỹ năng điều hành phiên tòa hình sự theo đúng tinh thần tranh tụng cũng như kinh nghiệm xử lý một số tình huống phát sinh thường gặp tại phiên tòa của Nhật Bản.
Tiếp đó, các đại biểu đã tham dự phiên tòa hình sự sơ thẩm tại TAND tỉnh.
Lê Mai
Công an tỉnh vừa tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình đồng chí Trần Thị Thu Hương, cán bộ Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh tại phường Châu Sơn, TP. Phủ Lý.
Duy Tiên, vùng đất cổ cận kề địa danh nổi tiếng “phố Hiến” từ thuở bình minh của lịch sử đã nổi danh với những di tích, lễ hội văn hóa, tâm linh vô cùng độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Vùng đất “núi Đọi - sông Châu” - Duy Tiên cũng là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng, một điểm sáng trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển của quê hương Hà Nam. Trên mảnh đất này, từ cổ đại đến nay, các thế hệ người Duy Tiên đã tạo lập nên nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hôm nay và trao truyền cho con cháu mai sau.
Chiều 22/11, UBND huyện Kim Bảng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng, quân sự địa phương (QP, QSĐP) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.