Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong tình hình mới, việc tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Thực hiện dân chủ tốt sẽ khơi dậy được khả năng sáng tạo, cống hiến của người lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp.
Tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) Hà Nam, nhận thức đầy đủ về thực hiện dân chủ, đơn vị luôn chú trọng việc tổ chức thực hiện QCDC tại nơi làm việc theo các nội dung của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Ban Giám đốc công ty thường xuyên phối hợp với tổ chức công đoàn tiến hành đối thoại trực tiếp với cán bộ, công nhân viên và người lao động, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Theo ông Lê Văn Hoà, Giám đốc công ty, cùng với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở đến các chi bộ, đơn vị trực thuộc, lãnh đạo công ty phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện và thường xuyên củng cố, phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo thực hiện QCDC trong công ty. Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy công ty thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở tại các chi bộ, kịp thời phát hiện các hạn chế tồn tại để uốn nắn, khắc phục...
Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hằng năm, tổ chức công đoàn quan tâm tổ chức tốt hội nghị người lao động và hội nghị đối thoại nhằm bảo đảm quyền dân chủ cho người lao động. Thông qua hội nghị các doanh nghiệp đã chủ động thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, đồng thời giải quyết kịp thời đề xuất, kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Một số doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cũng đã ban hành QCDC, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tiễn hoạt động, cơ bản bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng Văn II) - doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản hiện có số lượng cán bộ, công nhân viên lên tới hơn 10 nghìn người. Trên cơ sở đặt quyền lợi, lợi ích chính đáng của người lao động lên hàng đầu, Ban Giám đốc đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn thống nhất đưa ra các hoạt động thực hiện dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp. Theo đó, đã xây dựng QCDC giữa Ban giám đốc và công đoàn công ty, nêu rõ trách nhiệm của các bên cũng như nội dung thực hiện cụ thể định kỳ trong năm. Từ việc coi trọng thực hiện dân chủ nên người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp và tích cực giới thiệu người thân vào làm việc (hiện công ty có trên 50% công nhân do trực tiếp người lao động đang làm việc tại đơn vị giới thiệu).
Vì mức lương của người lao động không những được giữ ổn định mà còn có sự cạnh tranh trong cùng khu vực cộng với chế độ lương, thưởng ngày lễ, Tết được bảo đảm và môi trường làm việc an toàn, ổn định nên 9 năm qua Công ty TNHH Gentherm Việt Nam chưa từng xảy ra tranh chấp lao động. Công ty được bình chọn trong top doanh nghiệp phát triển bền vững, được Chủ tịch UBND tỉnh, Cục Thuế, BHXH tỉnh khen thưởng. Đây cũng chính là những kết quả cụ thể từ việc phát huy dân chủ trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ngày càng phát triển kéo theo đội ngũ công nhân, người lao động tăng nhanh và trình độ, năng lực của lao động cũng tăng cao. Thực hiện tốt QCDC trong doanh nghiệp tạo điều kiện để người lao động được đóng góp ý kiến, trực tiếp nói lên tiếng nói của người lao động, tham gia ngày càng “sâu” hơn và quyết định, giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình... Từ đó giúp người lao động củng cố niềm tin, yên tâm gắn bó phát triển doanh nghiệp và vươn lên làm chủ sản xuất, làm chủ công nghệ xây dựng doanh nghiệp ngày thêm vững mạnh.
Có thể nói, những tồn tại, hạn chế trên đang là rào cản trong thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở trong các doanh nghiệp, thời gian qua, Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở; cấp ủy, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc các cấp tăng cường chỉ đạo, phối hợp thực hiện các giải pháp nhằm phát huy, bảo đảm quyền dân chủ cho người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Cụ thể, Ban Chỉ đạo tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở chủ động tham mưu với Tỉnh ủy tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện QCDC ở cơ sở tới các doanh nghiệp, nhất là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật... Hằng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đưa việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong các tiêu chí để đánh giá thi đua của các cơ quan, doanh nghiệp. Các cấp uỷ tập trung chỉ đạo thống nhất, hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở ba loại hình cơ sở trong đó, công tác xây dựng và thực hiện dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Đáng chú ý, cùng với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở các cấp, tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang hỗ trợ doanh nghiệp. Hằng năm, tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; khen thưởng kịp thời những doanh nghiệp điển hình trong thực hiện dân chủ ở cơ sở…
Thực hiện: Nguyễn Hằng Thiết kế: Đức Huy
Chiều 18/11, Bộ Công an và Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Quy chế phối hợp số 03/QC – BCA – BYT ngày 26/9/2013 về công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong lĩnh vực y tế. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu Hà Nam có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Y tế, các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc hai đơn vị.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, đến thời điểm này, các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã và đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến đô thi công, bảo đảm đúng tiến độ đề ra.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.