Nội dung công điện: Hồi 04 giờ ngày 05/9/2024, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 4 giờ ngày 06/9/2024, vị trí tâm bão ở khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 210km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật cấp 17.
Theo nhận định của Đài KTTV tỉnh Hà Nam: Trên địa bàn tỉnh Hà Nam từ sáng ngày 7/9/2024 có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9. Mưa lớn, từ đêm ngày 6 đến ngày 8/9/2024, tỉnh Hà Nam có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến: 200 - 350mm, có nơi trên 400mm.
Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Văn bản số 1144/SNN-TL ngày 04/9/2024); để chủ động ứng phó với bão số 03 và mưa lũ do ảnh hưởng của bão, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ thực hiện Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 03/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024; các Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 6464/BNN-ĐĐ ngày 30/8/2024 về việc triển khai ứng phó với mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Tây Nguyên; số 6505/BNN-ĐĐ ngày 04/9/2024 về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 (bão YAGI); số 6510/BNN-ĐĐ ngày 04/9/2024 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang; Công điện số 06/CĐ-TL - ATĐ ngày 04/9/2024 của Cục Thủy lợi về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Công văn số 1221/TT-CTL ngày 04/9/2024 của Cục Trồng trọt về việc chỉ đạo sản xuất ứng phó với cơn bão số 3 -YAGI và một số nội dung cụ thể sau:
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, Trong đó: Kiểm tra, rà soát chủ động có kế hoạch sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, các khu dân cư ven sông, khu vực thấp trũng.
Kiểm tra, rà soát an toàn hệ thống công trình đê điều đặc biệt là các vị trí trọng điểm, đê điều xung yếu hoặc đang thi công. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện và các điều kiện đảm bảo thực hiện phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu” đảm bảo an toàn đê điều, các công trình phòng chống lụt bão.
Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn: cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố nhà ở, biển hiệu, các công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, kho tàng, các công trình cột tháp cao, hệ thống lưới điện.
Rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp. Triển khai các phương án đảm bảo cho các khu vực nuôi trồng thủy sản, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên bãi sông.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh chủ động rà soát phương án ứng phó và tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó với bão số 3, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiêm túc công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến bão số 3 và mưa lớn để chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để bảo đảm an toàn.
Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo kiểm tra, rà soát các công trình đang triển khai thi công trên địa bàn tỉnh, trong đó lưu ý các công trình nhà cao tầng phải che chắn, chằng chống đảm bảo an toàn.
Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hà Nam chủ động tổ chức tiêu rút nước đệm trên toàn hệ thống; sẵn sàng triển khai các phương án tiêu úng, tiêu thoát nước đô thị tập trung, khu công nghiệp, khu trũng thấp, bảo vệ sản xuất nông nghiệp khi xảy ra mưa lớn kéo dài hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa, úng, ngập.
Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các Chủ đầu tư dự án công trình đang thi công: Chủ động triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện và công trình; yêu cầu tuyệt đối an toàn với người, phương tiện và hệ thống đê, kè của tỉnh.
Giám đốc Công ty Điện lực Hà Nam kiểm tra rà soát hệ thống công trình điện đảm bảo an toàn công trình điện và đảm bảo nguồn điện phục vụ cho bơm tiêu úng, thông tin liên lạc và phục vụ sản xuất.
Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình bão, mưa, lũ sau bão báo cáo kịp thời tình hình thời tiết để phục vụ chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Tổng biên tập Báo Hà Nam tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của bão số 3 và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
Thủ trưởng các sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chủ động triển khai công tác ứng phó với bão số 3 và mưa lũ theo quy định.
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ đang đặt ra nhiều thách thức đối với việc sử dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả. Từ đây đòi hỏi chính sách sử dụng nhân tài cần được chú trọng trong xây dựng chiến lược phát triển con người.
Cuộc thi "Chữ đẹp Việt" nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là cuộc thi hoàn toàn miễn phí, tạo sân chơi cho các em học sinh rèn chữ viết, hình thành tính kiên trì, kỷ luật.
Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.