Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thời gian qua dù đã đạt những kết quả tích cực, song vẫn còn tồn tại một số bất cập như mức xử phạt còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe; nhiều hành vi vi phạm đã xảy ra trong quá khứ chưa được phát hiện, xử lý, thời hiệu xử phạt đã hết; một số biện pháp khắc phục hậu quả chưa phù hợp với thực tế. Theo Nghị định số 91 ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, một số khái niệm, thuật ngữ, hành vi vi phạm cụ thể còn chưa rõ, khó xác định trên thực tế dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai… Vì vậy, việc ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ ngày 1/8, bao gồm 16 chương, 260 điều. Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm 4 chương, 36 điều, trong đó, giữ nguyên 4 chương và giảm 8 điều so với Nghị định số 91.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, làm rõ các nội dung trong Nghị định về hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, tập trung vào các nội dung liên quan đến các hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đã không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi; xem xét lại mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; một số hành vi vi phạm cụ thể còn chưa rõ, khó xác định trên thực tế dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiêm túc tiếp thu, rà soát, tổng hợp, báo cáo giải trình các ý kiến của các bộ, ngành, địa phương tại hội nghị để sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định về hành vi vi phạm hành chính về đất đai; tiếp tục nghiên cứu, thẩm định các nội dung về khung xử phạt, thẩm quyền xử phạt, việc áp dụng pháp luật, bảo đảm ngăn chặn vi phạm pháp luật về đất đai, tránh để sót lọt các hành vi vi phạm; xem xét việc giao cho các địa phương xây dựng quy định xử phạt đối với từng hành vi vi phạm để phù hợp với thực tiễn; bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất giữa pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan, bảo đảm kế thừa, ổn định của hệ thống pháp luật đất đai...
Từ ngày 6 - 8/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 sẽ chính thức diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham dự của hàng nghìn đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện Phật giáo quốc tế có quy mô lớn là dịp để Việt Nam khẳng định những bước tiến thực chất trong bảo đảm quyền con người và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Sau thành công của các giải thể thao quốc gia như: Giải đua xe đạp VTV Cúp Tôn Hoa Sen (chặng 2) năm 2020; Giải Đua thuyền Cúp Canoeing toàn quốc năm 2023; Giải Việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” năm 2023; Giải Marathon “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” Tam Chúc Hà Nam năm 2024; Giải đua thuyền Rowing và Canoeing vô địch trẻ quốc gia năm 2024... Khu Du lịch Tam Chúc đã trở thành địa điểm uy tín để tổ chức các giải thể thao lớn trong khu vực và quốc tế.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.