Thông tin về việc Vua Charles III của Anh mắc bệnh ung thư xuất hiện liên tục trong những ngày qua. Vua Charles được chẩn đoán mắc bệnh ưng thư chỉ 9 tháng sau khi ông đăng quang và đây chắc chắn là một thông tin bất ngờ.
Các tin tức cho thấy sức khoẻ của Vua Charles có nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ông sẽ phải hoãn lại các hoạt động thể chất ngoài trời cũng như các hoạt động xã giao và các chuyến công du sắp tới.
Mặc dù sẽ tạm dừng các sự kiện công cộng, nhưng Vua Charles sẽ tiếp tục với vai trò nguyên thủ quốc gia theo hiến pháp, bao gồm làm các công việc giấy tờ và dự các cuộc họp riêng.
Điều này có nghĩa là các cuộc gặp hàng tuần giữa ông với Thủ tướng Rishi Sunak vẫn sẽ được duy trì và dưới hình thức trực tiếp, trừ khi có lời khuyên từ bác sĩ.
Hiến pháp Anh có một quy định là khi nguyên thủ quốc gia không thể thực hiện nhiệm vụ chính thức thì cố vấn quốc vụ có thể được bổ nhiệm để thay thế.
Các hoạt động công khai của Vua Charles có thể bị hủy bỏ, hoãn lại hoặc được các thành viên hoàng gia khác đảm nhiệm.
Đây không phải là một sự kiện hiếm gặp. Vào tháng 2/1974, khi Nữ hoàng Elizabeth công du ở New Zealand, bà đã chỉ thị cho hai cố vấn nhà nước là Vương mẫu hậu và Công chúa Margaret, ban bố tình trạng khẩn cấp và giải tán quốc hội, đồng thời tổ chức cuộc tổng tuyển cử năm 1974.
Đạo luật quy định phải có năm cố vấn nhà nước bao gồm vợ/chồng của quốc vương và bốn người tiếp theo trong hàng kế vị vương miện, với điều kiện họ phải đủ 21 tuổi, hoặc 18 tuổi nếu là người thừa kế ngai vàng. Điều này có nghĩa là, theo đạo luật ban đầu, các cố vấn sẵn có sẽ là Vương hậu Camilla, Thái tử William, Công chúa Beatrice, Hoàng tử Harry và Hoàng tử Andrew.
Vua Charles đã nhìn thấy trước vấn đề sắp xảy ra vào năm 2022, ngay sau khi ông lên ngôi. Ông đã yêu cầu quốc hội thay đổi đạo luật để có thể mở rộng nhóm cố vấn đủ điều kiện để cho phép ông chỉ chọn từ hàng ngũ hoàng gia đang làm việc (không bao gồm Công chúa Beatrice, Hoàng tử Harry hoặc Hoàng tử Andrew).
Vì vậy, hiện tại danh sách cũng bao gồm các anh chị em khác của Vua Charles, bao gồm Công chúa Anne và Hoàng tử Edward.
Các cố vấn thường hành động cùng nhau thay mặt cho vua. Vào tháng 3/2022, Vua Charles, lúc đó vẫn là Hoàng tử xứ Wales, và Hoàng tử William đã khai mạc quốc hội với tư cách cố vấn thay mặt Nữ hoàng Elizabeth khi bà không khỏe.
Cơ chế tiếp theo được áp dụng là bổ nhiệm nhiếp chính. Chế độ nhiếp chính được áp dụng nếu một vị vua kế vị ngai vàng trước 18 tuổi, hoặc nếu một vị vua bị mất năng lực vĩnh viễn do suy yếu về tinh thần hoặc thể xác.
Người nhiếp chính thay mặt vua, đảm nhận hầu hết các chức năng hoàng gia của nhà vua, ngoại trừ một số điều.
Người thừa kế ngai vàng tự động được chọn làm nhiếp chính, trừ khi họ chưa đủ 18 tuổi. Trong trường hợp đó, nhiếp chính là người tiếp theo trong hàng kế vị đã đủ 21 tuổi. Đó sẽ là Thái tử William. Nếu Thái tử William cũng mất năng lực, vai trò này sẽ thuộc về Hoàng tử Harry.
Ngày nay, Đạo luật Nhiếp chính nhấn mạnh rằng người kế vị ngai vàng theo mặc định sẽ được gọi làm nhiếp chính, trừ khi bị loại vì tuổi tác, nơi cư trú hoặc tôn giáo.
Khi một vị vua được coi là mất năng lực và một nhiếp chính được lên ngôi, ít nhất ba trong số năm cá nhân trong Hội đồng cố vấn nhà nước phải viết văn bản rằng họ đồng ý rằng nhà vua hoặc hoàng hậu không thể thực hiện các chức năng hoàng gia.
Nếu Vua Charles có thể thoái vị vì lý do sức khoẻ như Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch thì Thái tử William sẽ lên ngôi theo quy định kế vị của hoàng gia. Xếp thứ hai là con cả của William, Hoàng tử George. Người thứ ba là con gái của William, Công chúa Charlotte. Thứ tư là Hoàng tử Louis.
Tuy nhiên, nếu Thái tử William cũng mất năng lực hoặc không thể kế vị cha mình, Hoàng tử Harry sẽ trở thành nhiếp chính cho đến khi Hoàng tử George trưởng thành, với điều kiện Hoàng tử Harry phải cư trú tại Vương quốc Anh. Nếu tiếp tục sống ở California, Hoàng tử Harry sẽ bị loại.
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngay từ sáng sớm ngày 17/5 người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng) để chờ đón xá lợi Đức Phật được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc. Dự kiến ngày hôm nay có khoảng 60.000 du khách và người dân về dự lễ cung nghinh và tôn trí xá lợi Phật tại chùa Tam Chúc.
Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ theo hướng đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Trạm thu phí Liêm Tuyền. Ban Tổ chức bố trí khoảng 30 xe mô hình, xe hoa cung rước. Đoàn rước đi qua cầu Liêm Chính – đường Lê Duẩn – Quảng trường trống Đọi Tam - đường Lê Công Thanh – đường Biên Hòa – QL1A cũ – đường Trần Phú – UBND tỉnh Hà Nam – cầu Hồng Phú – đường Lý Thường Kiệt về chùa Tam Chúc. Trên các tuyến đường đoàn cung rước đi qua, đông đảo nhân dân, phật tử và du khách vui mừng đón chào.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.