BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3) cho biết, từ xưa tới nay hẹ được người dân dùng trong nấu ăn và chữa các bệnh từ đơn giản tới phức tạp.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, trong Đông y, hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn.
Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu,...
Các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy hẹ có chứa chất đạm, đường, vitamin A, vitamin C, canxi, phốt pho, nhiều chất xơ. Trong hạt của cây hẹ còn có ancaloit và saponin. Chất xơ của hẹ giúp tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy.
Cây hẹ cho nhiều kháng sinh quý đặc biệt với các bệnh về hô hấp của trẻ em.“Ưu điểm của nước ép lá hẹ không cay, chỉ cần một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ trộn với một ít đường phèn hấp trong nồi cơm sôi vừa cạn hoặc chưng cách thủy, để nguội cho bé uống sẽ dịu ngay cơn ho, cảm, sốt”, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ nói và cho biết bài thuốc này cho trẻ em uống tốt hơn khi dùng lá hẹ tươi sống, không nên đun sôi sẽ làm mất tác dụng của kháng sinh.
Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện trong hẹ có các hợp chất được xem như kháng sinh đặc trị nhiều loại vi trùng ở đường tiêu hóa nói chung và đặc biệt là đối với bệnh lý đường ruột nói riêng.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ chia sẻ, không chỉ chứa hợp chất tốt cho đường ruột, hẹ còn chứa allicin, có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
"Cây hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi làm lành vết thương hở, giúp vết thương mau lành", bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay.
Một công dụng bất ngờ khác của hẹ được khoa học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra là hẹ có chứa chất flavonoid có thể ngăn ngừa, phòng chống một số căn bệnh ung thư liên quan tới tiêu hoá như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và một số căn bệnh ung thư khác. Flavonoid còn giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Ăn hẹ thường xuyên giúp thành mạch tốt, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Cuối cùng, trong rau hẹ chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Ăn hẹ thường xuyên sẽ giúp bạn, giảm nguy cơ loãng xương.
Tuy hẹ có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, nhưng bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ lưu ý hẹ kỵ mật ong và thịt trâu, nên tránh kết hợp cùng 2 loại thực phẩm này. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.
Để đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) thực sự đi vào đời sống, thời gian qua, việc phối hợp liên ngành giữa BHXH tỉnh và các sở, ngành liên quan, tổ chức đoàn thể được triển khai đồng bộ, hiệu quả, tạo bước phát triển vững chắc trong mở rộng diện bao phủ, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT; thực hiện tốt công tác chi trả, bảo đảm quyền lợi người tham gia.
Ngày 2/12, Công an huyện Bình Lục phối hợp với Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và phòng, chống bạo lực học đường tại Trường THCS xã An Nội (Bình Lục).
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.