Văn hóa sử dụng điện thoại nơi công cộng

Bạn đọc 06:35 29/09/2023 Đỗ Hồng
Giữ gìn văn hóa nơi công cộng là việc được nói đến từ lâu, như việc vứt rác, ăn uống, nói năng,… Trong xã hội hiện đại chiếc điện thoại là vật bất ly thân của mỗi người. Việc sử dụng điện thoại di động nơi công cộng cũng cần được lưu ý, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Bác hàng xóm nhà tôi hay ốm đau phải đi viện. Bác nói, ở viện ngoài sự mệt mỏi, đau đớn do bệnh tật, thì sợ nhất là tiếng nói chuyện điện thoại to để loa ngoài từ người nhà bệnh nhân. Khi có người thân đi viện, người nhà, bạn bè hỏi thăm là đáng quý nhưng gọi điện hình ảnh qua mạng xã hội mở loa ngoài, nói chuyện cười nói đến cả tiếng đồng hồ thì quả thực làm cho bệnh nhân thêm mỏi mệt hơn. Nhiều khi thấy bệnh nhân được hỏi thăm mệt phải đưa điện thoại cho người nhà đang chăm sóc nói chuyện tiếp rồi nằm xuống giường nghỉ nhưng “người hỏi thăm” lại tiếp tục dông dài cả nửa tiếng nữa mà không hề biết bệnh nhân nhà mình và người bệnh trong phòng đều rất mệt vì tiếng nói chuyện to. Người đi chăm sóc bệnh nhân cũng thế, nhiều người ngoài tiếp những cuộc điện thoại gọi qua mạng xã hội bật camera để loa ngoài dài từ vài chục phút đến cả tiếng đồng hồ, những lúc rảnh rỗi (mà ở viện rất nhiều thời gian rảnh rỗi) người nhà bệnh nhân thường mở YouTube xem đủ các loại hình trên đó, nào phim, ca nhạc,… và cũng để loa ngoài oang oang như một lẽ tất nhiên, trong suốt một thời gian dài, gây khó chịu cho bệnh nhân vốn cần được nghỉ ngơi yên tĩnh. Bác hàng xóm cho biết, cũng có lần bác và bệnh nhân trong phòng có ý nhắc nhở, góp ý có người thì tiếp thu đi chỗ khác khi mở điện thoại loa ngoài, người không tiếp thu còn tỏ vẻ khó chịu, bất hợp tác và tiếp tục nghe gọi, mở điện thoại loa ngoài như không có gì xảy ra.

Ở nhiều điểm công cộng đông người, ví dụ như bến tàu, xe, hay khi đi tàu, xe khách, xe buýt cũng không ít người như thế, nghe, gọi điện qua mạng xã hội, để loa ngoài oang oang và thường nói chuyện rất lâu. Lúc không gọi, nghe điện thoại thì mở YouTube xem không cần biết nhiều người xung quanh khó chịu thế nào vì tiếng ồn. Khi được góp ý, đề nghị giảm âm lượng, có người phối hợp tắt loa ngoài, nhưng cũng có những trường hợp sẵn sàng gây sự khiến cho không ai dám lên tiếng, im lặng chịu đựng cho đến khi xuống bến. 

Giữ gìn văn hóa nơi công cộng là việc được nói đến từ lâu, như việc vứt rác, ăn uống, nói năng,… Trong xã hội hiện đại chiếc điện thoại là vật bất ly thân của mỗi người. Việc sử dụng điện thoại di động nơi công cộng cũng cần được lưu ý, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thể thao thành tích cao Kim Bảng giành 62 huy chương các loại

Thể thao  |  15:49 22/11/2024

Năm 2024, phong trào thể dục, thể thao (TDTT) huyện Kim Bảng tiếp tục dược duy trì, phát triển, trong đó có nhiều môn thể thao phát triển, như: Vovinam, karate, dân vũ thể thao, bóng chuyền hơi, bơi lội, pickleball, gym.

Làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác giữa các đảng chính trị ở khu vực châu Á

Chính trị  |  13:31 22/11/2024

 Sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Đảng ủy Quân sự huyện Kim Bảng ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025

Quốc phòng  |  12:06 22/11/2024

Sáng 22/11, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) huyện Kim Bảng tổ chức hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC