Báo cáo đề dẫn tại diễn đàn nêu rõ, áp dụng cơ giới hóa giúp giải phóng sức lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động, đáp ứng được tiến độ thời vụ, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khí hậu miền Bắc có tính chất thời vụ hết sức nghiêm ngặt; khắc phục tình trạng thiếu lao động lúc mùa vụ cao điểm và thời tiết bất thuận, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch; là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.
Cơ giới hóa là một xu thế trong sản xuất, đã được quan tâm đầu tư. Đối với lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch, đến nay tỷ lệ cơ giới hoá làm đất 96%; gieo sạ, máy cấy 30-35%; thu hoạch lúa 91%; vận chuyển vật tư, nông sản: 95%. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, đảm bảo thời vụ, phòng tránh thiên tai, là tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại do vậy cơ giới hóa được xem là khâu quan trọng nhất cần phải đổi mới và đẩy mạnh để tăng chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm. Cơ giới hóa cũng đặc biệt phù hợp với lợi thế của vùng đồng bằng sông Hồng là thâm canh lúa, lúa đặc sản, có thị trường tại chỗ lớn, lao động nhiều, dân trí cao, cơ sở hạ tầng phát triển…
Tuy nhiên hiện nay mức độ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trong vùng chỉ tập trung ở một số khâu như làm đất, tưới tiêu (đạt trên 90%), phun thuốc bảo vệ thực vật 80%, thu hoạch 80%, vận chuyển (đạt trên 75%). Một số khâu mức độ cơ giới hóa còn thấp như: cấy lúa bằng máy mới đạt khoảng 12%, sấy khoảng 20%.
Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp các đại biểu đánh giá, trao đổi, thảo luận tìm ra những giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, tư vấn khuyến cáo nông dân mạnh dạn liên kết sản xuất để hình thành các Hợp tác xã sản xuất hàng hóa quy mô lớn và các tổ, nhóm dịch vụ cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo cấy, tưới nước, chăm sóc đến thu hoạch.
Cùng với đó, hỗ trợ tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra định hướng phát triển cơ giới đồng bộ trong sản xuất lúa… Qua đó, góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển ổn định, bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Trước đó, chiều ngày 26/7, các đại biểu đã đi tham quan mô hình mạ khay, cấy máy, kết hợp với sử dụng máy bay không người lái dùng bón phân và thuốc bảo vệ thực vật tại xã Thanh Nguyên và Thanh Tân (Thanh Liêm).
Dự báo, trong tháng 1/2025, ở Bắc Bộ không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh, khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại. Nguy cơ kèm theo sương muối và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến vật nuôi, cây trồng và sức khỏe của người dân, đặc biệt khu vực vùng núi phía bắc.
Sáng 22/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tổng kết công tác chuyên môn năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.
Sáng 22/12, Đảng ủy, Ban CHQS thành phố Phủ Lý tổ chức gặp mặt gia đình quân nhân đang công tác tại đơn vị nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.