TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết rượu là một chất ảnh hưởng rất nhiều đến các chức năng của cơ thể. Nó có thể ảnh hưởng đến não gây ức chế thần kinh trung ương, gây hôn mê, ảnh hưởng chức năng hô hấp gây ngừng thở, thở yếu), ảnh hưởng chức năng tim mạch, tụt huyết áp, ảnh hưởng đến đường máu chuyển hóa gây hạ đường huyết, hạ thân nhiệt... Nó cũng là một chất làm mất khả năng kiểm soát, thậm chí chỉ uống ít.
Vì thế chúng ta nên cố gắng hạn chế tối đa việc uống rượu, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.
Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần. Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3⁄4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml, 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
Những phương pháp giúp giải rượu tại nhà
- Uống nước lọc
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết nước lọc giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn. Không nên sử dụng những đồ uống có ga hoặc nước soda vì những đồ uống này chứa carbon dioxide khiến quá trình hấp thu cồn nhanh hơn.
- Nước gừng
Gừng có vị nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
- Bánh mỳ, ngũ cốc
Bánh mỳ chứa một lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu. Thêm vào đó, bánh mỳ và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều vitamin B1 - giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.
- Cháo trắng
Cháo là một món ăn dễ chế biến, dễ ăn và dễ hấp thụ rất phù hợp với người bị say rượu. Thêm nữa, trong gạo cũng chứa carbon, có khả năng hấp thu cồn trong rượu, TS Sơn cho biết.
Cách giải rượu sai lầm
- Uống nước chanh
Nhiều người cho rằng uống nước chanh giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên thực tế, nó có thể gây tổn thương dạ dày.
Theo TS Nguyên, hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Tuy nhiên, nước chanh chứa rất nhiều axít với một người uống rượu, không ăn gì thì có thể khiến dạ dày bị tổn thương gây nôn thêm.
Thay vào đó có thể uống cốc nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong… hoặc uống oresol bù nước, điện giải
- Cố gây nôn
Quan niệm gây nôn rất tốt cho người say rượu chỉ đúng khi người bệnh tỉnh táo, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Cố ép gây nôn khi không tỉnh táo, người bệnh rất dễ bị sặc, thức ăn hay đồ uống vào phổi có thể gây viêm phổi, sặc, ngạt đường thở dẫn đến tử vong.
- Uống một số loại thuốc giảm đau đầu khi say
Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 9/1, tại cuộc họp với Chính phủ, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ tràn dầu do chìm tàu chở dầu ở Biển Đen là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất về môi trường trong những năm gần đây.
Ngày 8/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nuôi con nuôi; trong đó sửa đổi, bổ sung quy định về rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi.
Tối 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.