Ngày "ông Công, ông Táo về trời" ở Phủ Lý

Thư viện ảnh 13:54 14/01/2023 Giang Nam
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, theo tục lệ các gia đình Việt Nam hành lễ cúng ông Công, ông Táo với các nghi thức riêng, bày tỏ lòng biết ơn các vị thần. Đó cũng là ngày, các thành viên trong gia đình người Việt, dù bận bịu đến đâu cũng thu xếp thời gian về nhà quây quần sum họp, bàn chuyện đón Tết.

Không khí hàng quán sáng 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần tại thành phố Phủ Lý.

So với những ngày thường, ngày Tết ông Công ông Táo năm nay nhộn nhịp hơn. Người phụ nữ trong các gia đình dậy sớm, đi chợ mua sắm những đồ cúng lễ mang nghi thức truyền thống như: cá chép, vàng mã, hoa quả, xôi, gà, bánh trái…

Những hàng cá chép được bày bán từ ven đường vào chợ, sẵn lòng phục vụ khách mua thuận lợi nhất. 25.000 đồng một con cá chép, giá không tăng so với các năm trước. Loại nhỏ, còn rẻ hơn. Tuy nhiên, cá chép bày bán ở các chợ phục vụ nhân dân cúng ông Công, ông Táo đa phần là cá chép hồng.

Cá chép bán cho nhân dân cúng ông Công, ông Táo chủ yếu là cá chép hồng. Giá mỗi con cá chép loại này khoảng 25.000 đồng.

Vàng mã trong lễ cúng này người dân cần mua cũng thật đơn giản, chỉ một chút tiền vàng, bộ vàng mã quan thần linh. Ở khu bán vàng mã chợ Bầu, đến 10h sáng 23 tháng Chạp, số hàng này không còn nhiều. Bà Trần Thị Ánh, một tiểu thương bán vàng mã tại đây cho biết, người dân mua sắm đồ này nhiều nhất từ 20 tháng Chạp. Nhiều gia đình đã làm lễ cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp, do hoàn cảnh, điều kiện mỗi nhà. Đồ vàng mã cúng ông Công, ông Táo có nhiều loại, từ 25.000 đồng/bộ đến 175.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, số người mua các loại thường nhiều hơn. Bà Trần Thị Ánh nói: “Kinh tế của nhân dân sa sút, vì thế họ mua sắm Tết so với mọi năm chậm và tằn tiện lắm. Giá cả các mặt hàng năm nay không cao, thậm chí có nhiều thứ còn rẻ hơn năm ngoái. Thế nhưng, người mua vẫn không hồ hởi!”

Bà Trần Thị Ánh, một tiểu thương kinh doanh vàng mã ở chợ Bầu giới thiệu loại vàng mã quan thần linh có giá cao nhất 175.000 đồng/bộ.

Quán bán đồ lễ như giò, chả, bánh chưng, bánh chay… của gia đình bà Cỏn trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cách chợ Bầu khoảng 250m khá đông khách. Bánh chưng ngon giá chỉ 60.000 đồng/chiếc. Loại nhỏ là 30.000 đồng/chiếc. Khách mua hàng cho biết, địa chỉ này đã rất nổi tiếng với người dân thành phố. Giò, chả, bánh chưng bà Cỏn làm là ngon nhất bấy lâu. Hôm nay, bà tận tay nấu xôi gấc và đơm hình cá chép để bán cho khách. Thay đổi một chút xíu thôi cũng làm cho người dân hứng khởi, tấp nập đến mua…

Khu vực bán đồ lễ nhà bà Cỏn.

Các hàng hoa, quả bày bán la liệt, nhưng khách mua cũng chừng mực như ngày thường. Người bán chờ đợi người mua một cách thong thả.

Những mớ lá dong gói bánh chưng được nông dân Bình Nghĩa (huyện Bình Lục) mang lên tận chợ Bầu để bán. Lá đẹp, mướt, to, nhưng cũng khó mà bán được hết chục bó trong buổi sáng. Vì, bây giờ, người dân thành phố làm gì có thời gian gói bánh, họ tìm giải pháp thuận tiện, nhẹ nhàng nhất là đặt bánh, mua sẵn của các gia đình chuyên làm bánh chưng.

Những gánh hàng lá dong ít người mua.

Tuy nhiên, những giá trị văn hóa về ngày lễ ông Công ông Táo đang được nhắc nhớ và làm đẹp thêm ở nhiều gia đình. Phụ nữ phải tận tay mua gà, mua gạo làm cơm cúng gia tiên. Trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, lễ cúng phải xong, cá chép được thả, vàng mã được hóa. Vậy mới gọi là hoàn thành nghi lễ một cách thành kính nhất! Không ít gia đình cả nhà cùng nhau ra hồ thả cá.

Khu vực hồ chùa Bầu, nơi người dân nội thành thả cá chép vão mỗi dịp Tết ông Công, ông Táo hàng năm...

Thế hệ trước nói cho thế hệ sau về ý nghĩa của việc thả cá chép là để tiễn ông Táo quân về trời trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Đến giao thừa, Táo quân sẽ trở lại hạ giới, tiếp tục công việc coi bếp lửa của các gia đình. Trẻ con trong các gia đình cần hiểu tập tục đó để nỗ lực phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, gìn giữ truyền thống, xây dựng mối quan hệ cha mẹ, con cái, anh em trong gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

ngay ong cong ong tao le tao quan 2022 gia dinh nguoi viet vang ma cung tao quan y nghia ong cong

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nơi ươm mầm tình yêu văn hóa, lịch sử cho thế hệ trẻ

Văn hóa  |  11:03 12/04/2025

Bảo tàng tỉnh Hà Nam được xây dựng năm 1999. Tại đây hiện đang lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu, hình ảnh có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học, khảo cổ, dân tộc học, trong đó có nhiều hiện vật gốc quý giá gắn với những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình hình thành, phát triển của mảnh đất và con người Hà Nam. Với nguyên tắc hoạt động: "Lấy hiện vật làm ngôn ngữ thể hiện chính", Bảo tàng tỉnh đã nỗ lực thực hiện đa dạng nội dung thể hiện, thường xuyên tổ chức các chuyên đề trưng bày, triển lãm như: “Dấu ấn thời bao cấp”; triển lãm ảnh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt”; trình diễn văn hóa dân gian và hoạt động trải nghiệm; tái hiện không gian Tết xưa, tái hiện các trò chơi dân gian… thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

Ngày 12/4/1975: Quân khu 9 tăng cường các cuộc tiến công vào các căn cứ địch

Chính trị  |  09:42 12/04/2025

Ngày 12/4/1975, Quân khu 9 tăng cường các cuộc tiến công vào các căn cứ địch. Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ra nghị quyết chuẩn bị cho chiến dịch và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, các lực lượng phối hợp với các cánh quân chủ lực.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chật vật ứng phó với thuế quan 145% của Mỹ

Quốc tế  |  06:09 12/04/2025

Theo kênh CNBC News, Mỹ đã nâng mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức ba con số. Với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với việc phải tăng giá bán cho người tiêu dùng Mỹ và đẩy nhanh kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nếu không muốn ngừng xuất khẩu hoàn toàn.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC