Trên cơ sở thống nhất về nội dung giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Kế hoạch giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh năm 2022. Kết quả, trong năm 2022, MTTQ các cấp đã chủ trì giám sát 185 cuộc (trong đó: MTTQ tỉnh giám sát 04 cuộc, MTTQ cấp huyện giám sát 14 cuộc; MTTQ cấp xã giám sát 167 cuộc). Các cuộc giám sát được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình và bảo đảm chất lượng, qua giám sát, đã kiến nghị các cấp, các ngành có liên quan khắc phục những tồn tại, hạn chế, có cơ chế, chính sách và giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao và xem xét sửa đổi chính sách, pháp luật cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, MTTQ còn tích cực tham gia các đoàn giám sát của HĐND, Viện kiểm sát cùng cấp và các tổ chức chính trị - xã hội. Cùng với đó, ban hành kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ của ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2020 - 2022 và bầu ban thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2022 – 2024; kết quả đến nay đã bầu 91 ban thanh tra nhân dân với tổng số 756 thành viên. Nhiệm kỳ qua, ban Thanh tra nhân dân đã giám sát được 486 cuộc; phát hiện, kiến nghị giải quyết 175 vụ và nhận được trả lời, xử lý của cơ quan có thẩm quyền 175 vụ việc; thành lập 267 ban giám sát đầu tư cộng đồng, với 1.273 thành viên, đã giám sát được 611 cuộc; phát hiện, kiến nghị 111 vụ việc và nhận được trả lời của các cơ quan có thẩm quyền 111 vụ việc.
Công tác phản biện xã hội ngày càng được quan tâm, nâng cao về chất lượng. Tính đến 15/11/2022, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức 79 cuộc phản biện xã hội, trong đó MTTQ tỉnh phối hợp tổ chức 01 cuộc, cấp huyện tổ chức 09 cuộc, cấp xã tổ chức 69 cuộc (trong tháng 12 có 50% số xã đăng ký phản biện dự thảo nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của địa phương, số còn lại do cơ quan đăng ký phản biện không gửi dự thảo văn bản để phản biện). Các hội nghị phản biện xã hội được tổ chức theo đúng quy định, nhiều ý kiến phản biện có chất lượng, mang tính xây dựng. Các ý kiến phản biện được cơ quan soạn thảo đánh giá cao và nhiều nội dung được cơ quan soạn thảo tiếp thu bằng văn bản.
Thực tế thời gian qua cho thấy, các cấp ủy, chính quyền cũng đã quan tâm tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội theo quy định. Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ; Quy chế phối hợp giữa UBND với các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các cấp trong tỉnh đã tập trung thực hiện việc công khai các chương trình, kế hoạch, đề án... phát triển KT-XH của địa phương; tạo điều kiện cho MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia phát triển KT-XH cũng như thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Hằng năm, UBND các cấp phối hợp thống nhất các nội dung giám sát và phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm việc chi ngân sách cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp thu ý kiến đóng góp của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân (tập trung vào các vấn đề: cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới…). Nhiều nội dung MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân kiến nghị, đề xuất đã được UBND các cấp giao các cơ quan chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, giải quyết kịp thời, bảo đảm phù hợp với thực tiễn ở địa phương, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh thời gian qua đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực trong một số lĩnh vực, được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm.
Để thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội trong thời gian tới, MTTQ tỉnh xác định: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành chỉ thị về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (theo Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư) và tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giám sát, phản biện xã hội đem lại kết quả tốt.
Đồng thời, hiệp thương xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội năm 2023. MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì tổ chức từ 01 đến 02 cuộc giám sát; MTTQ cấp xã chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức từ 01 đến 02 cuộc giám sát; MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì tổ chức ít nhất 01 cuộc phản biện xã hội; MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã phối hợp tổ chức ít nhất 01 cuộc phản biện xã hội (khi có dự thảo văn bản của cơ quan đề nghị phản biện gửi đến); giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định 124-QĐ/TW của Ban Bí thư; phát huy hiệu quả giám sát của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Tích cực tham gia góp ý vào các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật, các dự thảo tờ trình, nghị quyết của HĐND, UBND cùng cấp khi được đề nghị; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các luật, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các nghị quyết, đề án, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền địa phương năm 2023 đến các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội với cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc cung cấp thông tin, bảo đảm để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng các quy định hướng dẫn. Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát và phản biện xã hội đạt hiệu quả hơn.
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tại Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi và khai mạc Triển lãm “Ảnh nghệ thuật Nam Định” năm 2024 tổ chức sáng 2/12 ở Trung tâm văn hóa Thanh thiến niên (tỉnh Nam Định), nhà báo Bùi Hữu Tuấn, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam đã được trao giải Nhất với tác phẩm “Những thiếu nữ đồng chiêm”.
Làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, sáng 2/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị trong thời gian tới, ngành Tòa án cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng cơ quan tinh-gọn-mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả; gắn với nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức bộ máy tòa án các cấp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.