Thôn Đồng Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng) có trên 1.000 nhân khẩu. Cùng với sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của nhà nước, bà con nhân dân trong thôn đã tích cực góp công, góp của hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà văn hóa, khu thể thao thôn, đường giao thông… Đặc biệt là huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng, cải tạo hồ nước rộng 9 mẫu nằm ngay trung tâm của thôn. Xung quanh hồ được trồng nhiều cây xanh như bàng, hoa ban để tạo bóng mát cũng như làm cho không gian thêm đẹp, bố trí ghế đá, xích đu để người dân có thể ngồi hàn huyên mỗi buổi chiều còn trẻ nhỏ vui đùa một cách an toàn, lành mạnh. Năm 2022, thôn được đầu tư lắp đặt hệ thống lan can, điện chiếu sáng, nhựa hóa đường giao thông…
Theo ông Trương Thanh Tịnh, một người cao tuổi trong thôn, diện mạo nông thôn những năm trở lại đây thay đổi rất nhiều; đường làng ngõ xóm, nhà cửa khang trang, sạch đẹp. Mặc dù, kinh tế của địa phương không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, song nếp sống chân thành, mộc mạc, tình nghĩa, cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp vẫn luôn được gìn giữ. Người dân trong thôn rất tự hào và trân trọng giữ gìn những công trình, di tích đã có từ xa xưa. Nhờ thế, việc vận động nguồn xã hội hóa để xây dựng chùa, miếu thượng, miếu hạ và văn chỉ làng rất thuận lợi; mỗi người dân đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong đó. Việc tổ chức hội làng được thực hiện rất trang trọng, đúng lễ nghi, đặc biệt duy trì được nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đi cầu khỉ hái dừa, bịt mắt đập niêu, nhảy cóc… Hòa trong không khí ngày xuân, vào mỗi sáng mùng 2 Tết, người dân Đồng Lạc lại nhộn nhịp với lễ mừng thọ cho các cụ “tuổi chẵn” từ 70 trở lên. Nghi thức đẹp không chỉ thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với người cao tuổi, mà còn là dịp để con cháu bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ về cách đối nhân xử thế, phát huy vai trò “cây cao bóng cả” với thế hệ sau.
Cùng với bảo tồn, phát huy những di tích, phong tục mang đậm nét truyền thống, người dân Đồng Lạc còn tích cực tiếp thu những nét đẹp văn hóa trong đời sống hiện đại. 100% đám cưới, đám tang không sử dụng thuốc lá; tỷ lệ người mất được hỏa táng đạt gần 100%. Các hộ gia đình đều thực hiện nghiêm phân loại rác tại hộ, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm; tuân thủ nội quy trong hương ước của làng… Và Đồng Lạc được gọi là miền quê đáng sống không hẳn vì đây là làng văn hóa kiểu mẫu, mà quan trọng hơn, ở nơi này những giá trị văn hóa truyền thống, không gian làng quê đã và đang được bảo tồn trong sự phát triển của đời sống hiện đại. Dĩ nhiên, đó là công sức của cả cộng đồng, với những người dân hiểu, yêu và trân quý giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để truyền lại cho thế hệ sau.
Tại xã Liêm Thuận (Thanh Liêm), việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cũng được cán bộ và nhân dân hết sức chú trọng. Chị Phạm Thị Bích Thảo, công chức văn hóa xã cho biết: Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm định hướng, đưa ra những giải pháp phù hợp để bảo tồn, phát huy giá trị của văn hóa truyền thống. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với hát trống quân. Bên cạnh đó, việc gìn giữ nghệ thuật chèo thông qua duy trì hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ chèo cũng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân. Dòng chảy văn hóa dân gian ở Liêm Thuận cứ âm thầm và bền bỉ như vậy nhờ sự trân trọng, nỗ lực của người dân qua nhiều thế hệ. 4/5 thôn có hội làng được tổ chức vào dịp đầu năm mới với nhiều trò chơi dân gian thú vị. 5/5 thôn vẫn gìn giữ được giếng cổ có từ thời ông cha.
Thanh Liêm là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, huyện vẫn bảo tồn được hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, cổng làng, những phong tục tập quán, nếp sống, lễ hội, các loại hình văn nghệ dân gian, các nghề thủ công truyền thống. Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Nguyễn Thị Phượng cho biết: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong công cuộc xây dựng NTM, các địa phương trong huyện luôn quan tâm gìn giữ những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của làng quê. Ở làng, chùa, đình, miếu... là những thiết chế văn hóa quen thuộc, quan trọng đối với người dân và ở nhiều nơi, công tác bảo tồn khá tốt. Toàn huyện có 29 di tích lịch sử cấp tỉnh và 12 di tích cấp quốc gia; 46 lễ hội. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 94,2%, làng văn hóa đạt 83%. Các lễ hội diễn ra tưng bừng, náo nhiệt, là dịp để người dân địa phương tri ân công đức các bậc tiền nhân, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bồi đắp thêm những giá trị văn hóa mới.
NTM không có nghĩa cái gì cũng phải mới. Bởi lẽ, việc giữ “hồn làng” và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương luôn được coi trọng trong quá trình nỗ lực phấn đấu đạt các tiêu chí về NTM của các xã. Không chỉ có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ hay những công trình bê tông kiên cố mà điều quan trọng với người dân nông thôn chính là hình thái không gian, cảnh quan, bản sắc, mối quan hệ họ tộc, xóm giềng, nếp làng... Đó mới thực sự là nền tảng cốt lõi mang giá trị bền vững và là mục tiêu cần được tập trung hướng tới trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu…
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tại Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi và khai mạc Triển lãm “Ảnh nghệ thuật Nam Định” năm 2024 tổ chức sáng 2/12 ở Trung tâm văn hóa Thanh thiến niên (tỉnh Nam Định), nhà báo Bùi Hữu Tuấn, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam đã được trao giải Nhất với tác phẩm “Những thiếu nữ đồng chiêm”.
Làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, sáng 2/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị trong thời gian tới, ngành Tòa án cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng cơ quan tinh-gọn-mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả; gắn với nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức bộ máy tòa án các cấp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.