Chứng lạnh tay, chân vào mùa đông

Tư vấn 06:22 19/12/2022 Theo Vnexpress.net
Khi trời trở lạnh, một số người cảm thấy toàn thân lạnh, đặc biệt lạnh chân và tay, Đông y gọi là "quyết chứng" (lạnh toàn thân), "chi quyết" (lạnh ở tay và chân).

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, cho biết như trên và thêm rằng nguyên nhân có thể do cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay, chân trở nên lạnh cóng hay khí huyết lưu thông kém, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu i-ốt, chế độ ăn kiêng quá khắt khe, không đảm bảo chất dinh dưỡng.

Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Người thường xuyên lo lắng có phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormone adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể, dẫn đến tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

Vào mùa lạnh, cơ thể dễ bị thiếu máu cục bộ ở các đầu ngón tay, ngón chân thường gây ra co thắt, da nhợt nhạt, yếu và bàn tay lạnh, theo bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung, Phó Trưởng khoa Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Một số lý do khác như mắc bệnh lupus, suy tuyến giáp khiến cơ thể mệt mỏi, tóc rụng nhiều, trí nhớ giảm sút và chân tay dễ bị lạnh vào mùa đông.

Người khỏe mạnh nhưng có huyết áp thấp thường tập trung dòng máu vào phần thân mình, khiến các đầu ngón tay, chân bị lạnh. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi, khả năng lưu thông máu tới các chi của những người mắc một số bệnh về tim mạch có thể bị giảm. Người bị đái tháo đường có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. "Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát ở bàn chân và ngón chân", bác sĩ nói.

Để giữ ấm tay, chân trong mùa lạnh, bạn có thể ngâm tay, chân trong nước ấm 40-50 độ, chỉ cần ngâm 15-20 phút, trước khi đi ngủ. Ngâm chân mỗi ngày như thế này vừa giúp khi huyết lưu thông vừa giúp tinh thần thoải mái, có một giấc ngon và sâu hơn. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau để tăng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ngải cứu, gừng, muối hoặc hành tím để ngâm tay chân và giữ ấm cho cơ thể; hoặc thay bằng vỏ quế, hoa tiêu, vỏ cam quýt bưởi để có mùi hương dễ chịu, thoải mái tinh thần hơn.

Lưu ý, chỉ ngâm nước đến dưới mắt cá chân, ngược lại có thể gây phản tác dụng. Áp dụng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, khi ngâm xong thì lau khô tay chân và giữ ấm bằng tất, tránh tiếp xúc với nước lạnh. Nếu chân lạnh nhiều, có thể dùng lót giày bằng vỏ gỗ quế để làm ấm và kích thích các huyệt ở bàn chân. Trong khi ngâm, có thể kết hợp với massage bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.

Hạn chế mặc đồ quá bó sát, cản trở vận động, làm cản trở quá trình lưu thông của mạch máu. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, không tập sáng sớm hay tập quá sức. Bổ sung thực phẩm giàu calo, vitamin để tái tạo năng lượng. Uống đủ nước, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Thường xuyên, massage lòng bàn tay lòng bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.

Vào mùa đông chỉ nên tắm bằng nước ấm, cho thêm các loại tinh dầu thiên nhiên vào nước tắm như tinh dầu gừng, bạc hà, hoa quế, hoa oải hương... để thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể.

Người ngồi văn phòng lâu cần tăng cường hoạt động, tập một số động tác thể dục tại chỗ để tăng cường tuần hoàn máu. Sử dụng túi sưởi để giữ ấm cơ thể khi ngủ; nên mang tất và găng tay cả trong khi ngủ.

Bổ sung vitamin B1, B2, F và những thực phẩm có nhiều calo, chất béo, chất sắt cho cơ thể để thêm năng lượng làm ấm nóng cơ thể. Ăn sữa, trứng, thịt lợn, bơ, các loại hạt và ngũ cốc... Ngủ đủ giấc, tránh stress, luôn mặc ấm, giữ kín cổ, đội mũ, đeo găng tay, đi tất khi thời tiết lạnh. Nên sử dụng chất liệu cotton, len, tạo cảm giác dễ chịu, hấp thụ mồ hôi tốt.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do không khí lạnh cường độ mạnh, từ ngày 17/12, miền Bắc trời chuyển rét đậm, rét hại, nhiệt độ trung bình ngày từ 15 và 13 độ, nhiều nơi xuống dưới 2 độ C, có thể xảy ra băng giá, sương muối.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 02 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng

Đầu tư  |  06:16 05/05/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng học sinh – Fschool Talent Show Hà Nam 2024

Văn hóa  |  06:07 05/05/2024

Tối 4/5, tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với Trường Phổ thông liên cấp FPT Hà Nam tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi Tìm kiếm tài năng – Fschool Talent Show Hà Nam 2024.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC